Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tư thế giúp cứu mạng cần thủ Đà Nẵng sau 36 giờ trên biển

Trong lần đi câu đêm, cần thủ Đặng Huy Hùng ở Đà Nẵng bị sóng đánh kéo ra biển, lênh đênh trong suốt 32 giờ.

Cần thủ Hùng dần ổn định sức khoẻ. Ảnh: Hoài Nguyễn/ Vietnamnet.

Sau khi được cứu và đưa vào điều trị ở Bệnh viện Đà Nẵng, anh Đặng Huy Hùng (31 tuổi) chia sẻ có kinh nghiệm câu cá 10 năm, nhưng không bơi giỏi. Lúc đi câu ở bờ kè của một dự án lấn biển, mồi giả mắc vào ghềnh đá nên anh lội xuống nước gỡ ra.

Lúc này, một cơn sóng mạnh ập đến kéo anh Hùng ra xa. Người đàn ông lấy balo ôm chặt trước ngực và thả rôi cơ thể. Chính hành động này đã giúp anh thoát khỏi tay "tử thần".

Trong chiếc balo vải dù có chứa hai hộp nhựa dài đựng mồi giả, được đóng nắp kín. Thêm nữa, anh vớt được một miếng xốp nhỏ nhét vào áo để nổi lên.

Thời gian lênh đênh trên biển, anh Hùng không uống nước biển, khi trời mưa thì ngửa cổ để uống nước mưa. Sau một đêm trôi dạt, người đàn ông được sóng đánh dạt vào gần bờ, may mắn có người dân phát hiện và đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đà Nẵng.

Chia sẻ với Tri Thức - Znews về trường hợp hy hữu này, chuyên gia sơ cấp cứu Tony Coffey, Hiệp hội Cứu hộ Sydney (Australia), cho biết hai hộp nhựa trong balo giống như phao cứu sinh, giúp người đàn ông nổi trên mặt nước.

Thêm nữa, tư thế ôm chặt balo trước ngực, dây balo vòng qua tay giúp nó không bị tụt ra khi anh mệt hay bất tỉnh. Đây là yếu tố quan trọng giúp người đàn ông giữ được đầu ngoi lên khỏi mặt nước, để thở được.

ky nang sinh ton anh 1

Biết những kỹ năng sinh tồn cơ bản có thể giúp mọi người thoát nạn khi gặp tình huống nguy hiểm. Ảnh: Graham Snook/YM.

Bên cạnh đó, kỹ năng sinh tồn mà cần thủ này học được sau nhiều năm đi câu đã cứu anh hỏi nguy hiểm. Người đàn ông đã giữ được bình tình, không hoảng loạn khi gặp nạn, không cố bơi vào bờ và không uống nước biển.

Để sống sót khi rơi xuống biển, ông Tony Coffey lưu ý mọi người cần giữ bình tĩnh và bảo tồn sức lực. Một trong những yếu tố quan trọng để một người sống sót dưới nước là duy trì sức lực, hoảng loạn có thể làm cơ thể mệt mỏi nhanh, tăng nguy cơ chết đuối.

Người gặp nạn nên quan sát xung quanh, nếu có bất kỳ một vật nào nổi phải cố gắng bám vào. Trong trường hợp không có, người gặp nạn thực hiện tư thế nằm ngửa, dang rộng tay chân, thả lỏng cơ thể và để mặt nhô lên khỏi mực nước. Lưu ý, bạn không nên bơi liên tục, sẽ làm tiêu hao sức lực nhanh chóng.

Nước có thể làm cơ thể người mất nhiệt nhanh hơn trong môi trường không khí 25 lần, dẫn đến hạ thân nhiệt, đây là mối đe dọa lớn khi tiếp xúc lâu dài. Vì vậy, bạn cần thực hiện tư thế giảm nhiệt thất thoát (H.E.L.P) bằng cách kéo đầu gối lên ngực, khoanh tay trước ngực và giữ đầu trên mặt nước. Tư thế này giúp bạn giữ nhiệt ở các vùng quan trọng của cơ thể.

Trong lúc lênh đênh trên biển, người gặp nạn không uống nước muối, nó sẽ đẩy nhanh quá trình mất nước, khiến tình hình của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Sách về nghề y

Tò mò về nghề y, về một nghề nghiệp luôn có tác động đến cuộc đời bạn nhưng luôn đầy những thông tin kỹ thuật khó hiểu? Đây là một số giới thiệu của mục Sức khỏe dành cho bạn:

Ký túc xá - Cá tốc ký: Cuốn sách kể về đời sống của sinh viên Đại học Y Hà Nội, chủ yếu xoay quanh đời sống ký túc xá, nơi tác giả đã trải qua tuổi trẻ cùng 10 thành viên khác trong phòng 110 E2.

Chạy trời không khỏi đau: Tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.

Người phụ nữ không qua khỏi sau 8 ngày mắc sốt xuất huyết

Đây là trường hợp thứ 3 không qua khỏi vì mắc bệnh sốt xuất huyết tính từ đầu năm đến nay tại Đắk Lắk.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm