Rượu gây ra 61 bệnh trên co thể nam giới và có tác động kinh khủng hơn đối với phụ nữ. Ảnh: Unsplash. |
Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, trong năm 2020, mức tiêu thụ rượu bia của người Việt từ 1,2 lít/người/tháng.
Bộ Y tế cũng nhấn mạnh mức cồn tiêu thụ bình quân/đầu người, tỷ lệ sử dụng rượu bia ở cả hai giới ở Việt Nam đều gia tăng ở mức báo động, đặc biệt là ở giới trẻ.
Theo một nghiên cứu hồi tháng 6/2023 của Đại học Oxford (Anh), rượu có thể gây ra 61 bệnh ở đàn ông, kể cả những bệnh "nghe có vẻ không liên quan lắm" như đục thủy tinh thể.
Phụ nữ có ít enzym chuyển hóa rượu hơn, nhiều mô mỡ hơn, nguy cơ mắc bệnh do đó cũng sẽ nhiều hơn. Uống một ly rượu hàng ngày có thể làm tăng bệnh ung thư ở phụ nữ lên tới 9%.
Theo nghiên cứu này, rượu gây tác động lên nhiều cơ quan trong cơ thể theo nhiều cách khác nhau, đến nay khoa học vẫn chưa lý giải được hết.
Bộ não
Nhiều người uống rượu chỉ để "giải sầu". Đây là một trong những tác động ngắn hạn của rượu lên não, gây ức chế hoạt động bộ phận này.
Sự ức chế này đến từ axit gamma-aminobutyric (một chất dẫn truyền thần kinh ức chế phổ biến nhất trong hệ thần kinh trung ương). Từ đó, rượu giúp thư giãn đầu óc và cơ thể.
Khi tiếp tục uống rượu, hormone dopamine hoạt động khiến bạn cảm thấy vui vẻ và nhiều năng lượng hơn. Khi tác dụng của nó bắt đầu mất đi, bạn lại muốn nhiều hơn nữa. Điều này có thể dẫn đến uống rượu quá mức, đưa đến cảm giác say xỉn.
Uống rượu bia lâu dài không giúp vui. Nó có thể khiến bạn trầm cảm, đột quỵ và mất khả năng ghi nhớ. Một nghiên cứu năm 2014 ở Canada cho thấy rượu không trực tiếp tiêu diệt tế bào não nhưng làm gián đoạn sự phát triển của những tế bào mới, dẫn đến sa sút trí tuệ.
Cân nặng
Thực tế là rượu bia chứa nhiều calo, không những vậy, thức uống này còn tàn phá hormone của bạn. Uống quá nhiều rượu có thể khiến não chuyển sang chế độ đói, làm tăng cảm giác đói và thèm ăn.
Một số nghiên cứu cho thấy ngay cả việc uống một lượng rượu vừa phải cũng có thể làm tăng tích tụ mỡ nội tạng quanh eo, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tim, tiểu đường type 2 và chứng mất trí nhớ.
Tim
Rượu gây ra rất nhiều tình trạng tiêu cực lên tim. Loại đồ uống này làm tăng hormone khiến động mạch thắt chặt và co lại, làm thay đổi hoạt động của tim để bơm máu đi khắp cơ thể.
Nó cũng ảnh hưởng đến các thụ thể trong mạch máu gần tim giúp duy trì huyết áp và làm tăng các hormone gây căng thẳng khiến huyến áp tăng cao.
Theo thời gian, những yếu tố này gây căng thẳng cho tim và có thể làm tăng sự tích tụ mảng mỡ trong mạch máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và đau tim
Rượu bia là một trong những tác nhân gây bệnh cảnh đột quỵ. Ảnh: Shutterstock. |
Gan
Gan có khả năng tái tạo trở lại kích thước bình thường, ngay cả khi phần lớn diện tích bị cắt bỏ. Dù có khả năng hồi phục tốt, bộ phận này lại chỉ chịu đựng được một ly rượu nhỏ hoặc nửa lít bia mỗi giờ.
Khi tiêu thụ nhiều hơn mức này, nồng độ cồn dư thừa trong máu sẽ gây ảnh hưởng xấu đến não, tim và các mô khác. Việc tiêu thụ quá nhiều rượu trong thời gian ngắn gây áp lực lên gan nhưng cũng có thể gây ra thêm nhiều tác động tiêu cực ra khắp cơ thể.
Ngoài ra, uống quá nhiều rượu bia trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan và từ đó đưa đến ung thư gan.
Da
Các chuyên gia cho rằng mọi người nên ngừng uống rượu bia để trông không già hơn tuổi.
Một nghiên cứu năm 2019 về tác động của việc hút thuốc và uống rượu đối với sự lão hóa trên khuôn mặt phụ nữ đã kết luận: uống 8 ly rượu trở lên mỗi tuần có thể gây ra nhiều nếp nhăn, bọng mắt. Ngoài ra, rượu khiến má teo tóp lại và xuất hiện nhiều mạch máu dưới da.
Tuổi 17, sức khỏe tinh thần của mình tuột dốc trầm trọng
"Năm 17 tuổi đó, đã không có ai nói với mình rằng, không sao cả, bạn không phải là một người tồi tệ, việc vừa yêu, vừa ghét cha mẹ là một phần bài học của cuộc sống, rằng đó chỉ là cảm xúc của một con người thôi" là một đoạn trích trong cuốn Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều của tác giả Nguyễn Đoàn Minh Thư.