Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Uống thuốc gì khi bị cúm?

Hầu hết trường hợp mắc cúm mùa không cần dùng thuốc đặc trị, vì cơ thể có thể tự sản sinh kháng thể chống lại virus trong khoảng 5-7 ngày.

Mặc dù cúm mùa thường tự khỏi, ở một số trường hợp, đặc biệt là người có bệnh nền và suy giảm miễn dịch, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Ảnh: Freepik.

Mặc dù cúm mùa thường tự khỏi, ở một số trường hợp, đặc biệt là người có bệnh nền và suy giảm miễn dịch, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Ảnh: Freepik.

Theo TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cúm mùa là bệnh nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp do các chủng virus cúm (Influenza virus) gây ra.

Sau khi tiếp xúc với người bệnh khoảng 1-4 ngày, bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng: sốt cao, đau nhức cơ, mệt mỏi, ớn lạnh, ho khan, đau họng, nghẹt mũi xen chảy nước mũi. Trẻ nhỏ có thể kèm nôn, tiêu chảy.

Các triệu chứng này sẽ kéo dài khoảng 2-3 ngày. Trong thời gian này, khả năng lây bệnh cho người khác rất cao, cần chú ý tránh tiếp xúc và thực hiện mọi biện pháp vệ sinh cá nhân để phòng lây bệnh cho người xung quanh.

Ngày thứ 3-5 kể từ khi khởi phát, các triệu chứng sốt, đau sẽ giảm nhanh, nhưng ho dai dẳng kèm đau tức ngực (thường tăng về chiều đêm) và còn mệt mỏi kéo dài. Đây là giai đoạn khá nhạy cảm vì có thể gặp các biến chứng nặng.

Theo tiến sĩ Hùng, mặc dù cúm mùa thường tự khỏi, ở một số trường hợp, đặc biệt là người có bệnh nền và suy giảm miễn dịch, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi nặng do virus hoặc bội nhiễm vi khuẩn gây suy hô hấp cấp; viêm cơ tim, viêm não…

"Hầu hết trường hợp cúm mùa không cần dùng thuốc đặc trị (thuốc kháng virus), vì cơ thể có thể tự sản sinh kháng thể chống lại virus trong khoảng 5-7 ngày", tiến sĩ Hùng cho hay.

Người bệnh nên dùng các biện pháp điều trị hỗ trợ sớm để làm giảm triệu chứng như:

  • Uống thuốc paracetamol để hạ sốt, giảm đau
  • Thuốc kháng histamine để chống chảy nước mũi
  • Thuốc giảm ho gốc codein hay dextromethorphan (chỉ dùng khi bị ho khan nhiều, đau tức ngực) hay một số thuốc ho thảo dược
  • Vitamin C liều cao

Các biện pháp cổ truyền như xông toàn thân, xông mũi cũng hiệu quả, giúp giảm nhanh triệu chứng. Ngoài ra, bệnh nhân cần đảm bảo ăn uống đủ chất (nhất là rau củ quả), uống nhiều nước, nghỉ ngơi tránh làm việc quá sức, giữ ấm cơ thể (đặc biệt là vùng cổ họng và vào ban đêm).

Lưu ý, thuốc kháng virus chỉ dùng cho người có nguy cơ cao hay có diễn tiến bệnh nặng. Đặc biệt là mỗi loại thuốc kháng virus thường chỉ có tác dụng lên một số virus nhất định.

Do vậy, bệnh nhân chỉ nên dùng khi đã có xét nghiệm xác định được chủng virus gây bệnh. Ví dụ, thuốc kháng virus nhóm Oseltamivir (Tamiflu) chỉ có tác dụng với virus cúm A. Vì vậy, nếu bị viêm đường hô hấp cấp do cúm B, C hay không phải virus cúm, chúng hoàn toàn không có tác dụng.

Một số thuốc kháng virus khác đang có trên thị trường hiện nay cũng có tác dụng tương tự trên một số tác nhân virus khác có chọn lọc. Điều này chứng minh rằng bạn không nên tự sử dụng thuốc kháng virus vì lợi ích đem lại thấp hơn hiệu quả và đôi khi lại gặp bất lợi do tác dụng có hại của thuốc.

Sự tích về cô đơn

Cuốn sách sâu sắc của Osho khám phá vai trò và bản chất của phụ nữ trong xã hội, với những quan điểm táo bạo và đầy tư duy phản biện. Thông qua tác phẩm này, triết gia khuyến khích phụ nữ vượt qua các rào cản định kiến truyền thống và khơi dậy sức mạnh bên trong mình.

Trong cuốn sách này, tác giả Osho cho rằng cô đơn đang bị đánh tráo khái niệm với một mình. Cô đơn đem đến sự sợ hãi còn một mình đem lại bình yên. Cô đơn là cách hiểu nhầm của một mình. Một khi bạn hiểu nhầm trạng thái một mình thành cô đơn.

Bài liên quan

Dấu hiệu cảnh báo cúm biến chứng nặng

Dấu hiệu cảnh báo cúm biến chứng nặng

Mặc dù cúm mùa thường tự khỏi, ở một số trường hợp, đặc biệt là người có bệnh nền và suy giảm miễn dịch, nó có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Số ca sởi tăng, nguy cơ lây chéo

Số ca sởi tăng, nguy cơ lây chéo

Dịch sởi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại với số ca mắc gia tăng nhanh tại nhiều địa phương. Đặc biệt, nguy cơ lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm