Hiểu lầm về hạn sử dụng, quy trình bảo quản vaccine do tiếp nhận thông tin thiếu xác thực khiến không ít phụ huynh băn khoăn, thậm chí hoang mang khi chích ngừa cho con.
Bước vào thời điểm đỉnh dịch cúm mùa hàng năm tại Việt Nam, lo ngại trước số ca mắc tăng cao và xuất hiện ở nhiều nơi, chị Quỳnh Nga (quận 1, TP.HCM) quyết định đưa con gái đang học tiểu học đi chích ngừa cúm thường niên để đảm bảo an toàn khi đến trường.
Lướt một lượt qua các hội, nhóm trên mạng xã hội, chị Nga hoang mang trước “rừng” thông tin từ những câu chuyện được các mẹ chia sẻ. “Phải đợi lúc nào vaccine vừa về, để chích ngừa ngay, vì sau vài tháng không biết còn tác dụng không? “Vaccine về Việt Nam chỉ còn hạn sử dụng (HSD) vài năm, vài tháng, không biết các nước khác có dùng hàng ‘cận date’ như vậy không?”… hàng hàng loạt câu hỏi hiện lên khiến bà mẹ 9X vẫn chưa quyết được ngày đưa con đến trung tâm tiêm chủng.
“Đắn đo với những thông tin trên mạng xã hội, qua lời giới thiệu của một người bạn, tôi quyết định đến trực tiếp trung tâm tiêm chủng VNVC Hoàng Văn Thụ (quận Phú Nhuận, TP.HCM). Tôi được biết đây là cơ sở tiêm chủng lớn hàng đầu thành phố, rất uy tín về chất lượng, nguồn gốc vaccine và vấn đề bảo quản. Điều bất ngờ nhất ngày hôm nay tôi được biết thêm chỉ cần vaccine được bảo quản tốt theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất và thực hành tiêm đúng thì dù hạn sử dụng chỉ còn 1 ngày, hiệu lực và độ an toàn vẫn đảm bảo”, chị Nga chia sẻ.
Trực tiếp tư vấn cho chị Nga, bác sĩ trưởng tại VNVC Hoàng Văn Thụ - Nguyễn Thị Cúc - cho biết đây không phải là khách hàng đầu tiên thắc mắc về HSD của vaccine. Không ít người từng từ chối chích ngừa khi thấy HSD của vaccine chỉ còn vài ngày, vài tháng, thậm chí cả năm. Song song đó, cũng có người đặt câu hỏi, yêu cầu thẩm định về kho bảo quản vaccine, quy trình tiêm chủng… tại VNVC trước khi chích ngừa.
“Việc chờ khách hàng gọi điện cho người nhà trong quá trình thăm khám và chích ngừa tại VNVC là chuyện thường ngày. Có người băn khoăn tại sao vaccine nhập khẩu của từ Pháp nhưng lại có vỏ, tem toa tiếng Việt, hay vaccine của Bỉ, Mỹ lại được sản xuất ở Hàn Quốc, Thái Lan… VNVC coi đây là nhu cầu chính đáng, đồng thời như một phần thách thức trong công tác tư vấn, phục vụ khách hàng”, bác sĩ Cúc chia sẻ.
Bên cạnh chia sẻ về thông tư số 01/2018/TT-BYT - văn bản pháp lý quy định về HSD vaccine của Bộ Y tế, bác sĩ Cúc còn giúp chị Nga tiếp cận các nghiên cứu khoa học về tác dụng, hiệu quả và tính an toàn của vaccine khi sử dụng đến những ngày cuối cùng. Tất nhiên, điều này chỉ có thể đạt được dưới điều kiện và hệ thống bảo quản với hệ tiêu chuẩn cao hàng đầu như tại VNVC.
Như một minh chứng rõ ràng nhất, bác sĩ Cúc mở phần mềm tiêm chủng cho chị Nga thấy lịch sử tiêm của chính bác sĩ và gia đình cách đó vài ngày, với loại vaccine phòng bệnh cúm của Pháp mà chị Nga cho là “cận date”, không muốn sử dụng.
“Đơn giản vì lịch tiêm của gia đình vào thời điểm này và vaccine cúm vẫn còn hạn sử dụng. Các nghiên cứu cập nhật chủng cúm mùa năm nay khẳng định vaccine mùa NH 2022/2023 giữ nguyên tắc dụng phòng bệnh và hiệu quả như lô vaccine sắp tới. Vì thế chúng tôi vẫn tiêm cho chính mình và các khách hàng như bình thường” - bác sĩ Cúc cười khi nhắc lại một tình huống đáng nhớ trong công việc.
Theo thông tư số 01/2018/TT-BYT của Bộ Y tế về “Quy định ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc”, HSD của mỗi loại vaccine được xác định bằng cách cộng HSD in trên liều vaccine đó với ngày sản xuất hoặc ngày đầu tiên thực hiện thử nghiệm công hiệu lần cuối dùng. Do đó, vaccine sử dụng đến ngày cuối cùng của tháng được ghi trên bao bì.
Ngoài ra, điều 29 của Thông tư số 01/2018/TT-BYT cũng làm rõ, với vaccine có nhãn gốc ghi ngày sản xuất đầy đủ dạng “ngày/tháng/năm”, HSD ghi trên nhãn phụ được tính theo ngày sản xuất trên nhãn gốc. Trường hợp nhãn gốc ngày sản xuất được ghi theo dạng “tháng/năm”, thì HSD được tính và ghi rõ là ngày cuối cùng của tháng hết hạn.
Ví dụ, vaccine Vaxigrip Tetra (Pháp) phòng bệnh cúm có nhãn gốc ghi HSD đầy đủ là 31/12/2023, tức có thể dùng an toàn đến hết ngày 31/12/2023; vaccine Influvac Tetra (Hà Lan) phòng bệnh cúm có nhãn gốc ghi HSD đầy đủ là tháng 6/2023, tức có thể dùng an toàn đến hết ngày 30/6/2023.
Giống như chị Nga, cách đây vài năm, chị Ngọc Ánh (Đống Đa, Hà Nội) mất nhiều ngày đắn đo trước khi đưa con trai đi chích ngừa vaccine vì lo lắng về chất lượng bảo quản. Bởi lẽ, vaccine là sinh phẩm được yêu cầu bảo quản rất khắt khe về nhiệt độ, cách thức vận chuyển và sử dụng. Song, không nhiều cơ sở tiêm chủng đầu tư và thực hiện nghiêm túc những công đoạn này.
Bà Ngô Thị Tuyết Sương - Phó giám đốc chất lượng của Hệ thống tiêm chủng vaccine VNVC - chia sẻ: “Thực tế cho thấy ngày nay ở một số nơi vẫn còn tình trạng bảo quản vaccine trong tủ đông, tủ lạnh gia dụng. Nhiệt độ có thể hiển thị 2-8 độ C, nhưng thực tế rất khó đảm bảo vì nhiều yếu tố như thời gian đóng mở liên tục, nguồn điện, mật độ hàng hoá bên trong… Không chỉ gắt gao về nhiệt độ bảo quản, tại VNVC, ngay cả một lọ vaccine bị nghiêng, đổ dù chưa mở nắp, chúng tôi cũng không cho phép sử dụng. Điều này được thực hiện quyết liệt từ khâu đào tạo, thực hành đến giám sát, theo dõi”.
Nhờ tìm hiểu những cam kết từ VNVC, đến nay chị Ánh hoàn toàn yên tâm khi đưa cả con trai thứ mới sinh tới trung tâm. Tại VNVC Trường Chinh (Hà Nội), chị được nghe tư vấn trực tiếp của bác sĩ, tận mắt chứng kiến quy trình bài bản, chuyên nghiệp từ khi lấy vaccine đến lúc chích ngừa.
Không chỉ tìm hiểu thông tin cho bản thân, bà mẹ 9X còn sẵn lòng tư vấn cho các bậc phụ huynh còn băn khoăn trên mạng xã hội. “Quan trọng nhất, trung tâm tiêm chủng cần có kho, tủ và quy trình bảo quản vaccine bài bản, chuyên nghiệp. Theo tư vấn từ bác sĩ tại VNVC, vaccine được bảo quản ở điều kiện lý tưởng, chỉ cần còn HSD là an toàn và đảm bảo chất lượng đến ngày cuối”.
Chị Nga hay chị Ánh chỉ là 2 trong rất nhiều bà mẹ có con nhỏ đang ở giai đoạn cần chích ngừa phòng các bệnh truyền nhiễm. Trong bối cảnh xã hội phát triển, các mẹ dễ dàng tìm kiếm, tra cứu thông tin chỉ bằng vài cú chạm trên smartphone. Song, không phải ai cũng hiểu đúng về HSD của loại chế phẩm sinh học đặc biệt này.
Với nhiều năm kinh nghiệm làm công tác chuyên môn, bà Sương khẳng định để đưa ra hạn sử dụng cho vaccine, đơn vị sản xuất đã mất rất nhiều thời gian nghiên cứu về độ ổn định. Ví dụ, nếu vaccine có HSD 24 tháng, họ đã phải nghiên cứu đến 36, thậm chí 48 tháng. Các lô vaccine được nhập về Việt Nam cũng phải trải qua quy trình kiểm tra và bảo quản nghiêm ngặt trước khi đến tay người dân.
“Mọi người hay quan tâm đến HSD nhưng ít khi để ý tới điều kiện bảo quản. Đó mới là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới chất lượng vaccine. Ví dụ, khi vaccine này chỉ còn khoảng một tuần sẽ hết hạn, nhiều mẹ đắn đo, đổi loại, thậm chí từ chối chích ngừa cho con hoặc sang trung tâm khác. Trong khi đó, không nhiều người để ý đến việc các trung tâm bảo quản vaccine thế nào”, bà Sương cho biết.
Phó giám đốc chất lượng VNVC nói thêm: “Ngay cả gói bánh, hay hộp sữa, nếu không bảo quản tốt, chưa chắc chất lượng đã đảm bảo. Tương tự, kể cả HSD còn một tháng hay một năm, vaccine cũng chưa chắc đạt hiệu quả tối ưu nếu không được bảo quản, vận chuyển, sử dụng đúng tiêu chuẩn”.
VNVC hiện sở hữu mạng lưới hàng trăm kho lạnh trải dài khắp cả nước, cùng 4 kho tổng chuyên dụng ở TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội. Với dung tích hơn 4.000 m3, các kho tổng có thể chứa đến hơn 200 triệu liều vaccine trong cùng thời điểm.
Khác với các đơn vị tiêm chủng đang dùng tủ lạnh thông thường để bảo quản vaccine 24/7, tất cả phòng tiêm của VNVC đều được trang bị tủ bảo quản vaccine chuyên dụng, với hệ thống bảo quản nhiệt độ đồng bộ nhiệt kế tự ghi và camera giám sát. Điều này giúp hạn chế sự cố do điện hoặc thiết bị dễ xảy ra trong quá trình bảo quản. Mỗi cuối ngày, vaccine chưa sử dụng sẽ được VNVC thu hồi về kho lạnh đạt chuẩn GSP đặt ở từng trung tâm nhằm giám sát ở mức độ an toàn cao hơn.
Toàn bộ hệ thống kho lạnh tại các trung tâm tiêm chủng VNVC được trang bị thiết bị làm lạnh đạt chuẩn quốc tế, với công suất, mật độ, thiết kế tiêu chuẩn, đảm bảo việc đồng nhất nhiệt độ ở tất cả vị trí. Hệ thống kỹ thuật được thẩm định trước, và trong quá trình sử dụng với các tiêu chuẩn cao cấp nhất. Chưa hết, mỗi kho lạnh luôn được bố trí tối thiểu 2 dàn lạnh để đảm bảo công suất ổn định, đồng đều về nhiệt độ kho cũng như dự phòng hỏng hóc.
“Kho lạnh VNVC đạt tiêu chuẩn GSP về thực hành tốt việc bảo quản thuốc theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Bên cạnh hệ thống cơ sở vật chất, chúng tôi còn có đội ngũ nhân sự đạt chuẩn, có thể vận hành tối ưu các trang thiết bị, tuân thủ tốt quy trình hướng dẫn, công tác bảo quản, dự phòng…”, bà Sương chia sẻ.
Cụ thể, thủ kho lạnh của VNVC phải có trình độ chuyên môn tối thiểu là dược sĩ trung học, được đào tạo nghiệp vụ ban đầu và tái đào tạo định kỳ với hệ thống quy trình đầy đủ, chi tiết.
Bên cạnh đó, tất cả kho lạnh đều có hệ thống giám sát nhiệt độ tự động 24/24 tại chỗ, hiển thị qua màn hình điện tử và trên các phần mềm quản trị chuyên dụng; hệ thống ghi nhật ký nhiệt độ và hoạt động kho, được ghi lại trên thiết bị nhiệt kế tự ghi với đĩa giấy Supco (ghi nhiệt độ bằng cơ, không thể điều chỉnh); hệ thống cảnh báo nhiệt độ nhiều lớp (bằng tín hiệu còi, đèn tại chỗ), song song giám sát từ xa qua Xweb nội bộ chặt chẽ, thông báo bằng tin nhắn SMS, email… Việc sử dụng công nghệ giúp người giám sát có thể kiểm soát và trích xuất dữ liệu mọi lúc mọi nơi, ở nhiều cấp độ.
Bà Sương tiết lộ: "Ngay khi xảy ra sự cố, ví dụ về điện, còi sẽ hú, đèn bật sáng và quay. Cảnh báo này giúp bộ phận kho, bảo trì, đảm bảo chất lượng nhận ra và có mặt để đánh giá trong 2 phút. Cũng tại thời điểm này, tin nhắn SMS và email sẽ được gửi đến số điện thoại của những người liên quan để phối hợp xử lý bằng kế hoạch 3 lớp”.
Theo đó, lớp thứ nhất gồm bảo vệ, nhân viên bảo trì, thủ kho và kiểm soát viên chất lượng; lớp thứ 2 gồm giám đốc trung tâm, quản lý vùng bảo trì, quản lý vùng đảm bảo chất lượng, phụ trách kho; lớp thứ 3 gồm giám đốc miền vận hành, giám đốc bảo trì, giám đốc kho, giám đốc chất lượng. Tùy vào mức độ của sự cố, các lớp nhân sự phụ trách sẽ tham gia xử lý.
Đặc biệt, để đảm bảo chủ động nguồn điện, nhất là tại các địa phương xa hoặc thường xuyên có mưa bão, lũ quét... tất cả kho lạnh đều được VNVC trang bị từ 2 nguồn điện, gồm điện lưới và máy phát điện công suất lớn, với thời gian cấp điện dự trữ đến 72 giờ.
Ngoài ra, VNVC luôn có phương án máy phát điện di động, sẵn sàng có mặt trong tối đa 2 giờ nhằm đảm bảo kho trung tâm luôn được cấp điện đầy đủ và xuyên suốt. Quá trình bảo quản khi xảy ra sự cố về điện cũng được ghi chép cẩn thận với hệ thống theo dõi toàn thời gian, đặt yếu tố an toàn của vaccine lên cao nhất.
Trong suốt thời gian không sử dụng, máy phát điện được VNVC bảo dưỡng định kỳ, chạy thử không tải, có tải để luôn “trong tư thế sẵn sàng”, lập tức triển khai khi xảy ra vấn đề. Đây là điểm khác biệt lớn so với các đơn vị khác, tạo nên chất lượng và uy tín của VNVC trên thị trường.
Đáng chú ý, VNVC có hệ thống giám sát, cảnh báo về những lô vaccine cần bảo quản đặc biệt. Các hàng hoá biệt trữ này được quy định ở những khu vực riêng, tách biệt để chờ các thủ tục hoàn, huỷ theo quy trình quy định.
Với năng lực và sự đầu tư lớn về hệ thống kho lạnh cao cấp đạt chuẩn quốc tế, VNVC đã tạo được uy tín và trở thành đối tác chiến lược toàn diện của nhiều nhà sản xuất vaccine lớn trên toàn cầu như Glaxosmithkline - GSK (Bỉ), Sanofi Pasteur (Pháp), Pfizer (Mỹ), Merck Sharp and Dohme (Mỹ)... Đặc biệt, năm 2021, trong giai đoạn dịch Covid-19 đạt đỉnh, VNVC là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam ký thành công hợp đồng đặt mua 30 triệu liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca. Đây cũng là đơn vị đầu tiên và duy nhất AstraZeneca lựa chọn để phân phối vaccine Covid-19 tại Việt Nam.
Hiện tại, VNVC có hơn 40 loại vaccine phòng hàng chục bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em và người lớn như cúm, thủy đậu, sởi - quai bị - rubella, viêm não Nhật Bản, viêm màng não mô cầu ACYW... bên cạnh cung ứng nhiều loại vaccine thường xuyên khan hiếm trên thị trường.
Có thể nói, nhờ hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống bảo quản vaccine cao cấp, quy trình chặt chẽ, nghiêm ngặt cùng đội ngũ nhân sự chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, trong suốt hơn 5 năm qua, VNVC đã mang đến người dân Việt Nam hàng trăm triệu liều vaccine chất lượng. Không chỉ vậy, đội ngũ làm chuyên môn tại trung tâm vẫn đang nỗ lực từng ngày trong việc thay đổi định kiến, xóa tan hiểu lầm của cộng đồng về vaccine nói chung và HSD của loại chế phẩm sinh học đặc biệt này nói riêng.
Bà Sương khẳng định: “Người dân có thể hoàn toàn yên tâm với chất lượng vaccine được bảo quản tại VNVC. Ngoài ra, với những ai có nhu cầu, đội ngũ VNVC cũng sẵn sàng giới thiệu để người dân được ‘mắt thấy tai nghe’ về hệ thống bảo quản vaccine cao cấp, hiện đại và an toàn hàng đầu Việt Nam. Tất cả nhằm cung cấp thông tin chính xác từ những người làm chuyên môn, để cộng đồng có cái nhìn đúng nhất về vaccine”.