Theo thông báo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), dự kiến cuối tháng 3, lô vaccine đầu tiên trong cam kết hỗ trợ 30 triệu liều của COVAX Facility về đến Việt Nam, gồm 1,37 triệu liều vaccine của AstraZeneca và 2,8 triệu liều tiếp theo vào cuối tháng 4.
Tuy nhiên, nguồn cung toàn cầu còn khó khăn, việc xuất khẩu vaccine tại các nước sản xuất bị hạn chế, những lô đầu tiên này có thể bị lùi lại thời gian cung ứng.
Số lượng vaccine còn lại trong cam kết hỗ trợ của COVAX Facility dự kiến cung ứng vào quý III có thể phải lùi lại tới năm 2022.
Vaccine của AstraZeneca được cấp phép sử dụng và lô đầu tiên với 117.600 liều về đến Việt Nam vào cuối tháng 2. Lô vaccine này đã được triển khai tiêm chủng từ ngày 8/3 đến nay. Dự kiến, 29,87 triệu liều vaccine còn lại về Việt Nam trong quý II và III. Tuy nhiên, thời gian chính xác có thể cũng bị chậm lại do khó khăn về cung ứng vaccine trên thế giới.
Do nguồn cung trên thế giới khó khăn, các lô vaccine AstraZeneca về Việt Nam có thể bị chậm lại. Ảnh: Newscientist. |
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng tiếp tục khẩn trương làm việc với các đơn vị liên quan để tiếp cận với các nguồn vaccine khác, triển khai nhanh nhất việc mở rộng phạm vi sử dụng vaccine phòng Covid-19 ở Việt Nam.
Cụ thể, Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vaccine và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) đang đàm phán với phía Nga để mua vaccine Sputnik V với số lượng tối đa và cung ứng trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, hiện nay, nhà sản xuất chưa thông báo về kế hoạch và thời gian cung ứng vaccine này cho Việt Nam.
Với Pfizer, Bộ Y tế đang đàm phán để mua vaccine của hãng. Theo thông báo từ Pfizer cuối tuần qua, hãng có thể cung cấp 31 triệu liều vaccine phòng Covid-19 cho Việt Nam và lộ trình cung ứng chi tiết sẽ thông báo trong thời gian gần nhất.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã khẩn trương làm việc với hãng Johnson & Johnson và Moderna, các nhà sản xuất của Ấn Độ, Trung Quốc, đề nghị thông báo chính thức khả năng cung ứng vaccine phòng Covid-19. Cho đến nay, vẫn chưa có nhà sản xuất nào thông báo về khả năng cung ứng vaccine cho Việt Nam.
Ngoài nguồn nhập khẩu, Bộ Y tế đang thúc đẩy tiến độ nghiên cứu, phát triển vaccine trong nước. Vaccine Nano Covax do Công ty Nanogen phát triển đã được tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 trên người từ ngày 26/2. Vaccine Covivac do IVAC phát triển bắt đầu thử nghiệm lâm sàng từ 15/3.
Vaccine do Việt Nam sản xuất dự kiện được sử dụng trong năm 2022 để bảo đảm nguồn cung, an ninh y tế, chủ động ứng phó khi có các đại dịch trong tương lai.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.