Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch Covid-19

Vaccine Sputnik V chống lại được biến chủng Delta và Delta Plus

Theo đại diện cơ quan sản xuất vaccine Sputnik V, chế phẩm sinh học này có hiệu quả kháng biến chủng mới tới 90%.

Theo hãng thông tấn TASS của Nga, Deanis Logunov, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh vật Gamaleya, đại diện nhóm phát triển Sputnik V, cho biết vaccine này có hiệu quả chống lại sự lây nhiễm của hai biến chủng mới Delta và Delta Plus.

Ông Deanis cho biết các nghiên cứu được thực hiện tại trung tâm khoa học để vô hiệu hóa những biến chủng mới bằng huyết thanh người đã tiêm đủ 2 liều vaccine Sputnik V. Kết quả cho thấy vaccine này hiệu quả kháng biến chủng mới tới 90%.

Theo người đại diện Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh vật Gamaleya, “chỉ số này thấp hơn đôi chút so với hiệu quả chống chủng nCoV ban đầu. Tuy nhiên, nó đủ để chống lại virus SARS-CoV-2 đột biến”.

Đồng thời, ông nhấn mạnh sự giảm sút này không đáng kể. Hiệu quả mà Sputnik V thể hiện trong quá trình nghiên cứu trên cao hơn so với các loại vaccine khác, đã thực hiện thử nghiệm tương tự ở nước ngoài.

Sputnik V là vaccine Covid-19 đầu tiên được phê duyệt trên thế giới. Ngày 23/3, Việt Nam phê duyệt khẩn cấp vaccine ngừa Covid-19 Sputnik V của Nga cho nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch. Đây là vaccine Covid-19 thứ hai được Bộ Y tế cấp phép, sau AstraZeneca.

Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 được công bố trên tạp chí The Lancet, vaccine Sputnik V có hiệu quả lên tới 91,6 %. Đối với tình nguyện viên trên 60 tuổi, tỷ lệ này là 91,8%. Sau tiêm, 98% tình nguyện viên sản sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

Với kết quả này, Sputnik V là một trong 3 vaccine có hiệu quả bảo vệ tốt nhất thế giới, bên cạnh Moderna và Pfizer.

Hiện tại, Chính phủ Nga đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine Sputnik V trong năm 2021.

Theo Reuters, hôm 23/6, giới chức Ấn Độ thông báo phát hiện khoảng 40 ca nhiễm biến chủng virus corona mới, tạm gọi là "Delta Plus", mang một đột biến mới dường như khiến chúng lây lan mạnh hơn biến chủng Delta cũ.

Theo WHO, biến chủng Delta Plus vẫn chưa lan rộng, mới chỉ chiếm một phần nhỏ trong số các mẫu nhiễm biến chủng Delta. Biến chủng Delta và các biến chủng gây lo ngại khác vẫn tiếp tục tạo ra rủi ro y tế cộng đồng cao hơn, bởi chúng đã cho thấy khả năng lây lan mạnh hơn các biến chủng cũ.

Nhiều lo ngại biến chủng Delta Plus sẽ tạo ra một làn sóng dịch bệnh mới ở Ấn Độ, điều từng xảy ra hồi tháng 4 với sự xuất hiện của biến chủng Delta.

Việt Nam đề nghị Ngân hàng Thế giới hỗ trợ về vaccine Covid-19

Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, nếu có khoản vay vốn của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam sẽ xây dựng trung tâm nghiên cứu và nhà máy sản xuất vaccine Covid-19.

Dịch Covid-19

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm