Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vén màn bí ẩn về 'kẻ giết người khóc lóc'

Paul Michael Stephani đã gây ra hàng loạt vụ giết người tàn bạo khiến nhiều người ở Minneapolis (Mỹ) khiếp sợ.

Từ đêm giao thừa năm 1980 đến tháng 8/1982, các vụ tấn công giết người liên tiếp xảy ra ở khu vực Minneapolis - Saint Paul phá tan bầu không khí vốn tĩnh lặng của người dân nơi đây. Các vụ tấn công đều do một người đàn ông gây ra, điều kỳ lạ là nhân vật trong bóng tối đã tự liên lạc với cảnh sát về hầu hết tội ác của mình, cầu xin họ ngăn chặn trước khi ông ta giết người một lần nữa.

Chân dung kẻ thủ ác

Michael Stephani sinh ngày 8 tháng 9 năm 1944 ở Austin, Minnesota. Ông ta là con thứ hai trong một gia đình sùng đạo có 10 người con.

Ông đến thành phố St. Paul, Minnesota vào giữa những năm 1960, nơi ông làm nhân viên vận chuyển và gác cổng tại Công ty Sản xuất Malberg trước khi bị sa thải vào năm 1977. Ông đã kết hôn rồi ly hôn với Beverly Lider và có một cô con gái. Stephani từng bị kết tội hành hung và có tiền sử bệnh tâm thần.

Ven man vu an 'Ke giet nguoi khoc loc' anh 1

Paul Michael Stephani. Ảnh: Pressinformant.

Giải mã tội ác kinh hoàng

Vào lúc 3h ngày 1/1/1980, cảnh sát nhận được cuộc gọi đầu tiên từ một người đàn ông kỳ lạ. Giọng nói the thé gần như cuồng loạn trong điện thoại đã dẫn họ đến một điểm gần cửa hàng bán máy móc của Công ty Sản xuất Malberg gần đường Pierce Butler.

Cảnh sát khi đến hiện trường đã thấy cảnh tượng ghê rợn. Karen Potack, 20 tuổi, khỏa thân nằm trên tuyết. Khi lang thang khắp thành phố St. Paul, cô gặp phải hung thủ và bị đánh liên tiếp bằng lốp xe. Sau vụ tấn công, cô vẫn sống sót nhưng không thể xác định được kẻ tấn công mình.

Những nạn nhân khác của “kẻ giết người khóc lóc” lại không may mắn như vậy. Năm 1981, Kimberly Compton (18 tuổi) xuống xe buýt ở St. Paul, Minnesota. Trong vòng vài giờ, cô đã tử vong do bị đập hơn 60 nhát bằng một cây trượt băng.

Stephani đã gọi điện cho cảnh sát nhiều lần sau khi Compton bị sát hại. Hai ngày sau cái chết của cô, ông ta gọi điện để nói rằng ông ta rất tiếc và sẽ ra đầu thú nhưng lại không làm vậy.

Ngày hôm sau nữa, ông ta lại gọi điện để đính chính một số thông tin báo chí đưa tin xung quanh vụ tấn công. Tám ngày sau vụ giết người tàn bạo, ông ta gọi điện lại cho cảnh sát với một giọng nói mạch lạc và khóc: "Tôi xin lỗi vì những gì tôi đã làm với Compton".

Tuy nhiên, Compton không phải là nạn nhân cuối cùng của “kẻ giết người khóc lóc”. Vào tháng 7 năm 1982, Kathleen Greening, 33 tuổi, được tìm thấy đã chết đuối trong bồn tắm tại nhà ngay bên ngoài St. Paul, Minnesota. Vào thời điểm đó, cảnh sát không nghĩ tới cái chết của Greening liên quan tới “kẻ giết người khóc lóc”. Cuộc tấn công này ít tàn bạo hơn nhiều so với các vụ giết người khác và không có cuộc gọi nào được thực hiện sau cái chết của cô ấy.

Vào tháng 8/1982, Barbara Simons, 40 tuổi, gặp Stephani tại quán Hexagon và cô mời ông ta một điếu thuốc. Stephani đề nghị cô ấy chở về nhà. Thật không may, chuyến đi đó là chuyến đi cuối cùng của cô.

Một người giao báo đã tìm thấy thi thể của Simons dọc theo bờ sông Mississippi vào sáng hôm sau. Cô bị đâm hơn 100 nhát.

Ngay sau đó, cảnh sát nhận được một cuộc gọi khác. “Làm ơn đừng nói gì, chỉ nghe thôi. Tôi xin lỗi...”, giọng nói của kẻ sát nhân có giọng nói khóc lóc vang lên trong điện thoại.

Ven man vu an 'Ke giet nguoi khoc loc' anh 2

Chân dung những nạn nhân xấu số (từ trái qua phải): Kimberly Compton, Karen Potack, Kathleen Greening. Ảnh: Pressinformant.

Nhờ những nhân chứng đã thấy Stephani với Simons vào đêm cô qua đời, cảnh sát đã có bản mô tả về Stephani nhưng họ vẫn chưa tìm thấy hung thủ . Vào ngày 21/8, ông ta gặp Denise Williams, một cô gái bán hoa 19 tuổi, trên Đại lộ Hennepin ở Minneapolis và đưa ra mức giá 100 Đô la để “vui vẻ”. Sau khi xong việc tại căn hộ của mình ở St. Paul, ông ta đề nghị chở cô về nhà.

Williams sau đó nói rằng cô đã nhận ra điều gì đó không ổn khi Stephani tránh xa đường cao tốc để chuyển sang các con đường nhỏ phía sau các khu dân cư vùng ngoại ô. Khi họ đi đến ngõ cụt, Stephani bắt đầu đâm Williams bằng tuốc nơ vít trước khi cô đập vào đầu ông ta bằng một chai thủy tinh mà cô tìm thấy trên sàn xe hơi. Tiếng hét của cô thu hút sự chú ý của một người hàng xóm. Nạn nhân đã giằng co với Stephani trước khi kẻ giết người bỏ trốn khỏi hiện trường.

Về đến nhà, Stephani nhận thấy mình bị thương khá nặng nên đã gọi cho Sở cứu hỏa St. Paul để được hỗ trợ y tế. Các nhà chức trách đã nhận ra đây chính là giọng nói của “kẻ giết người khóc lóc”, và Stephani bị bắt giam.

Cái kết cho kẻ sát nhân

Paul Michael Stephani bị tòa án kết tội giết Barbara Simons và âm mưu giết Denise Williams. Sau cùng, “kẻ giết người khóc lóc” nhận bản án 40 năm tù.

Năm 1997, khi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư da và chỉ còn sống được khoảng một năm, Stephani nói với nhà chức trách rằng ông ta muốn thú nhận những tội ác khác của mình và xin lỗi gia đình các nạn nhân.

Ven man vu an 'Ke giet nguoi khoc loc' anh 3

Paul Michael Stephani bị bắt giữ. Ảnh: lchetron.

Trước khi chết, ông ta đã thú nhận tổng cộng 3 vụ giết người và 2 vụ hành hung ác độc: “Cho đến nay, tôi vẫn không thể tin được. Tôi thức dậy vào buổi sáng, suy nghĩ và hy vọng rằng tôi đang mơ tất cả những điều này. Tôi không biết phải làm gì chỉ ước mình có thể quay ngược thời gian”.

Năm 1998, Paul Michael Stephani đã qua đời vì ung thư da.

Vợ và nhân tình người Trung Quốc giết chồng, đốt xác phi tang

Khi ông Viên (57 tuổi, Đài Loan) uống xong ly cà phê thì bất tỉnh. Ông đã bị tình địch đánh chết rồi đốt xác phi tang.

Kẻ chủ mưu các vụ giết người ở Nhật Bản bất ngờ tự tử

Miyoko Sumida được cho là người đứng đằng sau giật dây khiến các thành viên trong nhiều gia đình tự tàn sát lẫn nhau. Bà ta đã bất ngờ tự tử trong tù.

Hoàng Vy

Bạn có thể quan tâm