Giáo sư Roy Calne từng thực hiện nhiều ca phẫu thuật đầu tiên trên thế giới. Ảnh: BBC. |
Theo Guardian, Giáo sư Roy Calne qua đời ở Cambridge (Anh) vào tối muộn ngày 6/1 ở tuổi 93.
Chia sẻ với BBC, con trai ông, Russell, cho hay GS Calne là “một người cha tuyệt vời”.
“6 người con chúng tôi đều rất tự hào về cha mình, và vì tất cả điều ông đã đạt được và làm được. Nhờ cha, chúng tôi cũng đã có nhiều trải nghiệm tuyệt vời”, ông bày tỏ.
Theo nhận định của Hiệp hội Hoàng gia Anh, GS Calne là người thực hiện hàng loạt ca phẫu thuật “đầu tiên trên thế giới”. Công việc cấy ghép gan của ông đã mang lại cuộc sống bình thường cho hàng nghìn người mắc bệnh gan giai đoạn cuối.
Bệnh viện Đại học Cambridge cho biết GS Calne là giáo sư phẫu thuật từ năm 1965 đến năm 1998. Ông thực hiện ca ghép thận đầu tiên ở Cambridge (Anh) vào năm 1965. Đây cũng là ca ghép thận đầu tiên ở châu Âu.
Ba năm sau, vào ngày 2/5/1968, ông tiếp tục chỉ đạo ca phẫu thuật ghép gan đầu tiên ở châu Âu tại Bệnh viện Addenbrooke (Anh), một năm sau là ca ghép gan thành công đầu tiên ở Mỹ. Tên đơn vị cấy ghép bộ phận cơ thể người của bệnh viện này được theo tên GS Roy Calne để tôn vinh ông.
Vào thời điểm đó, tên tuổi của vị bác sĩ được ghi nhận vì đã đưa Cambridge lên thành một trung tâm y khoa xuất sắc, mang tầm quốc tế. Năm 1978, ông trở thành bác sĩ đầu tiên sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có tác dụng giúp giảm đào thải nội tạng ghép.
Trong các cuộc phỏng vấn, GS Calne cho hay vào thời điểm đó, ông không coi việc cấy ghép hay sử dụng thuốc ức chế là một thành tựu quan trọng.
“Chúng tôi thực sự không xem việc ghép tạng như là một thành tựu. Việc ghép tạng với chúng tôi đã diễn ra từng bước một. Ghép được rồi, điều chúng tôi lo lắng tiếp theo là liệu phương pháp ức chế miễn dịch có hiệu quả? Liệu chúng ta có thể ngăn chặn bệnh nhân bị nhiễm bệnh khi họ ở trong tình trạng tồi tệ đó không?”, vị giáo sư nói trong một cuộc phỏng vấn.
Đối với các ca bệnh nặng, ông cho hay mình cần nhiều trách nhiệm và phải thận trọng hơn.
Vào tháng 7/2020, Angela Dunn, bệnh nhân ghép thận được cho là sống sót lâu nhất thế giới, thọ 74 tuổi, kỉ niệm 50 năm sau cuộc phẫu thuật.
Trước khi được ghép thận ở tuổi 24, bà cho hay mình từng không dám tin sẽ sống qua tuổi 30. Với người phụ nữ này, GS Calne là ân nhân lớn đã mang lại cho bà cuộc sống thứ 2.
Làm thế nào để xua tan cơn giận dữ hay nỗi sợ hãi? Điều gì ảnh hưởng đến giấc ngủ hay nên đi ngủ vào thời gian nào? Nhằm nghiên cứu và đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho bạn đọc, Tri thức trực tuyến giới thiệu cuốn Yang sheng: Chữa lành cơ thể, làm đẹp tâm hồn của tác giả Katie Brindle.
Cuốn sách hướng dẫn bạn đọc những kỹ thuật để khai thác hiệu quả việc sử dụng hơi thở cũng như nụ cười, chiếc lược, lòng bàn chân… để thư giãn và tự chữa lành những tổn thương trong cơ thể về mặt thể chất lẫn tinh thần.