Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vi khuẩn liên cầu lợn lây sang người như thế nào?

Liên cầu khuẩn lợn lây truyền sang người qua tiếp xúc vết thương, qua giọt bắn đường hô hấp, xâm nhập qua đường tiêu hóa sau khi ăn phải thịt lợn nhiễm bệnh chưa nấu chín...

Những vết bầm tím trên người bệnh nhân mắc liên cầu lợn.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, liên cầu lợn có thể lây nhiễm sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh và lợn lành nhưng mang mầm mống bệnh. Quá trình lây bệnh có thể qua quá trình giết mổ, chế biến và sử dụng thịt lợn bệnh không chế biến kỹ.

Vi khuẩn này sẽ lây sang người qua những vết thương hở trên da, xâm nhập vào cơ thể. Do vậy, nhiễm liên cầu khuẩn lợn không chỉ gặp ở người chăn nuôi mà cả ở những người giết mổ, người bán thịt, người nội trợ, người chế biến thịt lợn hay ăn tiết canh, thịt lợn chưa chế biến kỹ.

Ngoài lây truyền qua tiếp xúc vết thương, liên cầu khuẩn lợn còn lây qua giọt bắn đường hô hấp và xâm nhập qua đường tiêu hóa sau khi ăn phải thịt lợn nhiễm bệnh chưa nấu chín.

Theo đó, các ca mắc liên cầu lợn thường có các triệu chứng như: Sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, cứng gáy, ù tai, mất thính lực hoặc hôn mê. Bệnh diễn tiến nhanh, có thể gây viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết và nguy kích nếu không được điều trị kịp thời. Trường hợp nặng có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn, trụy tim mạch, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp, suy hô hấp, suy đa tạng, hôn mê và đe dọa tính mạng.

Trường hợp bị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn liên cầu lợn xâm nhập vào máu, vi khuẩn sẽ sản sinh nhanh chóng và sinh ra nhiều độc tố. Lúc này, ngoài các triệu chứng nêu trên, người bệnh có thể bị nhiễm độc tố nặng với các biểu hiện: Tụt huyết áp, rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng, trụy tim mạch, suy hô hấp, hôn mê, thậm chí không qua khỏi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Một số trường hợp bị nhiễm độc đường tiêu hóa với các biểu hiện rối loạn đường tiêu hóa như đi ngoài liên tục, phân lỏng, có máu.

Người bị nhiễm liên cầu lợn còn có triệu chứng sợ ánh sáng, co giật, nôn… nếu không cứu chữa kịp thời có thể gây phù não, hôn mê và không qua khỏi.

Bên cạnh đó, một số biểu hiện ít gặp hơn khi nhiễm liên cầu khuẩn có thể xuất hiện như viêm tâm mạc (cấp tính và bán cấp tính), viêm khớp sinh mủ cấp tính, viêm nội nhãn và viêm màng bồ đào, viêm cột sống dính khớp…

Để xác định bệnh liên cầu lợn, bệnh nhân được lấy bệnh phẩm, nuôi cấy (máu, dịch não tủy) hoặc xét nghiệm bằng phương pháp sinh học phân tử (PCR).

CDC Hà Nội cũng cảnh báo, bệnh liên cầu khuẩn lợn không chỉ gây tổn thất to lớn về kinh tế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của con người. Bệnh tuy ít gặp ở người nhưng có nguy cơ lây nhiễm cao khi tiếp xúc với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh.

Để phòng tránh bệnh liên cầu lợn, ngành Y tế khuyến cáo người dân:

  • Không giết mổ lợn ốm, chết hoặc tiêu thụ thịt từ những con lợn không rõ nguồn gốc
  • Đeo găng tay, khẩu trang và các phương tiện bảo hộ khi tiếp xúc, giết mổ hoặc chế biến thịt lợn
  • Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với thịt lợn sống
  • Nấu chín kỹ thịt và nội tạng lợn (bao gồm cả tiết canh) trước khi ăn. Tuyệt đối không ăn tiết canh hoặc thịt lợn tái, sống
  • Mua thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng, có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y
  • Người có vết thương hở trên da cần tránh tiếp xúc với lợn sống hoặc thịt lợn sống.
  • Đặc biệt, khi có triệu chứng nghi ngờ sau khi tiếp xúc hoặc ăn thịt lợn, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Trong cuốn sách Khoa học tâm thức, Carl Jung mổ xẻ một số lĩnh vực quan trọng và gây tranh cãi nhất trong tâm lý học phân tích: Phân tích giấc mơ, vô thức nguyên thủy và mối quan hệ giữa tâm lý học và tôn giáo. Ông cũng xem xét những khác biệt giữa lý thuyết của mình và của Freud, cung cấp kiến thức về các nguyên tắc cơ bản của phân tâm học.

Nam thanh niên nguy kịch sau khi ăn cá muối chua

Nam thanh niên 23 tuổi nguy kịch sau bữa cơm với cá muối chua tại nhà. Các bác sĩ xác định người bệnh bị ngộ độc botulinum.

'Giải oan' cho chiếc kính râm

Phát ngôn cho rằng đeo kính râm có thể làm tăng nguy cơ ung thư đã thu hút sự quan tâm và bàn luận rộng rãi trên mạng xã hội thời gian gần đây.

Người phụ nữ bị 70 con ong vò vẽ đốt khi đi tập thể dục

Ca bệnh 61 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc phản vệ độ 3, suy gan, suy thận, suy hô hấp cấp và tiêu cơ vân sau khi bị ong vò vẽ đốt hơn 70 vết.

https://baotintuc.vn/y-te/vi-khuan-lien-cau-lon-lay-sang-nguoi-nhu-the-nao-20250718100604780.htm

Tạ Nguyên/Báo Tin tức và Dân tộc

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm