Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Vì sao bệnh sởi nguy hiểm?

Các phương tiện thông tin đại chúng thường tuyên truyền về bệnh sởi và kêu gọi người dân tiêm vaccine. Tuy nhiên, tôi chưa hiểu khi mắc bệnh này có thể nguy hiểm đến mức độ nào?

Các phương tiện thông tin đại chúng thường tuyên truyền cách phòng bệnh sởi và kêu gọi người dân tiêm vaccine. Tuy nhiên, tôi chưa hiểu khi mắc bệnh này có thể nguy hiểm đến mức độ nào?

TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai nhưng phổ biến nhất ở trẻ em. Virus sởi lây nhiễm đường hô hấp và sau đó lan ra khắp cơ thể. Các triệu chứng bao gồm sốt cao, ho, sổ mũi và phát ban.

Bệnh lây lan dễ dàng khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc thở. Chúng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và thậm chí không qua khỏi. Hầu hết ca nguy hiểm tính mạng do sởi là từ biến chứng liên quan đến bệnh.

Các biến chứng có thể bao gồm:

  • Mù lòa
  • Viêm não (nhiễm trùng gây sưng não và có thể tổn thương não)
  • Tiêu chảy nặng và mất nước liên quan
  • Nhiễm trùng tai
  • Các vấn đề hô hấp nghiêm trọng bao gồm viêm phổi.

Phụ nữ mắc bệnh sởi khi mang thai có thể nguy hiểm cho người mẹ và sinh non với cân nặng thấp. Các biến chứng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 30 tuổi. Chúng có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ em suy dinh dưỡng, đặc biệt là những bé không đủ vitamin A hoặc có hệ thống miễn dịch yếu do HIV hoặc các bệnh khác.

Bản thân bệnh sởi cũng làm suy yếu hệ thống miễn dịch và có thể khiến cơ thể "quên" cách tự bảo vệ mình khỏi nhiễm trùng. Chúng khiến trẻ em rất dễ bị tổn thương.

Trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng và phụ nữ mang thai có nguy cơ cao nhất bị biến chứng sởi nặng. Trẻ em bị suy dinh dưỡng hoặc các nguyên nhân khác gây suy giảm hệ thống miễn dịch có nguy cơ không qua khỏi do sởi cao nhất.

Bệnh sởi vẫn còn phổ biến, đặc biệt là ở các khu vực của châu Phi, Trung Đông và châu Á. Phần lớn ca qua đời do sởi xảy ra ở các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp hoặc cơ sở hạ tầng y tế yếu kém, khó tiếp cận tất cả trẻ em để tiêm chủng.

Học cách già đi

Bước vào tuổi xế chiều, nhiều người cảm thấy hụt hẫng. Họ không còn công việc để làm, mất đi sự năng động vốn có và trở nên tự ti. Về già, hãy học cách yêu cuộc đời một lần nữa.

Trong cuốn sách Khoa học tâm thức, Carl Jung mổ xẻ một số lĩnh vực quan trọng và gây tranh cãi nhất trong tâm lý học phân tích: Phân tích giấc mơ, vô thức nguyên thủy và mối quan hệ giữa tâm lý học và tôn giáo. Ông cũng xem xét những khác biệt giữa lý thuyết của mình và của Freud, cung cấp kiến thức về các nguyên tắc cơ bản của phân tâm học.

Bộ Y tế đề nghị chủ động phòng chống dịch đầu năm học mới

Trong năm 2024, nhiều địa phương đã ghi nhận gia tăng các trường hợp mắc bệnh sởi, ho gà và một số bệnh truyền nhiễm khác.

Độc giả Thái Trung

Bạn có thể quan tâm