Khu phố tôi sống nuôi khá nhiều chó, mèo. Dựa vào những dấu hiệu nào tôi có thể biết chúng bị bệnh dại hay không để phòng tránh?
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai
Chó nghi ngờ dại thường có những biểu hiện như dễ kích động, cắn sủa người lạ dữ dội, quá vồ vập khi chủ gọi, chỉ cần có tiếng động nhẹ cũng nhảy lên sủa từng hồi dài, dữ tợn, điên cuồng; cắn, gặm bừa bãi, bỏ ăn, chảy nhiều nước dãi...
Khi vật nuôi có những dấu hiệu này, gia đình nên báo cho chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý. Con vật bị dại phải chôn sâu xác cùng với các chất sát khuẩn như xút, cresly, vôi cục chưa tôi hoặc vôi bột...
Trường hợp không may bị chó cắn, mèo cào, người dân nên xử lý vết thương như sau:
- Phải rửa sạch vết thương dưới vòi nước sạch 5-10 phút bằng xà phòng và sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn thông thường
- Không nặn máu từ vết thương
- Không bôi, đắp bất cứ dung dịch, lá thuốc theo quan niệm dân gian để tránh nhiễm trùng vết thương và khiến virus xâm nhập sâu hơn
- Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn tiêm vaccine phòng bệnh dại càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, để phòng chống bệnh dại ở chó, việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ nơi ở rất cần thiết. Nơi ở gọn gàng, sạch sẽ ngăn nắp giúp bất hoạt virus, ngăn ngừa sự phát triển và gây bệnh của rất nhiều căn bệnh tiềm tàng. Người dân cần thường xuyên khử trùng vật dụng, đồ chơi cũng như khay ăn của chúng bằng các dung dịch diệt khuẩn để đảm bảo sức khỏe của vật nuôi.
Con người ai cũng cần tình yêu
Tình yêu là một phạm trù rất rộng, nó không chỉ là tình cảm nam nữ mà còn bao hàm tình yêu thương với gia đình, bè bạn, niềm đam mê với công việc và sở thích cá nhân lành mạnh.
Được sống thật với chính mình luôn là một hạnh phúc. Trong cuốn sách "Sống thật để thật sự sống", người đọc được khuyến khích mở rộng tâm trí đón chào tiềm năng hiểu biết và yêu thương, đồng thời đưa ra những hướng dẫn rõ ràng và thực tế để sống dựa trên sự tử tế đó.