Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

VOICES

Vì sao cha mẹ giàu, có thế lực thường bất chấp để chạy trường cho con?

Con đi học bị áp lực phải giỏi bằng bạn bè thì cha mẹ cũng thế. Luôn có một cuộc đua ngầm giữa các bậc phụ huynh để bảo vệ địa vị xã hội của mình.

chay truong,  nang diem,  Son La anh 1

Vì sao cha mẹ giàu, có thế lực thường bất chấp để chạy trường cho con?

Con đi học bị áp lực phải giỏi bằng bạn bè, thì cha mẹ cũng thế. Luôn có một cuộc đua ngầm giữa các bậc phụ huynh để bảo vệ địa vị xã hội của mình.

chay truong,  nang diem,  Son La anh 2

chay truong,  nang diem,  Son La anh 3

David Mayer

Chuyên gia tâm lý 

Giáo sư David Mayer hiện là giảng viên Đại học Michigan, Mỹ. Ông Mayer có hơn 20 năm nghiên cứu về tâm lý học đạo đức với hàng loạt các nghiên cứu được Hiệp hội Tâm lý học Mỹ trao thưởng. Ông cũng là một trong những thành viên tích cực của hiệp hội này.

Trong cuốn sách phơi bày những mảng tối của giáo dục đại học Mỹ xuất bản năm 2018, hai tác giả Greg Lukianoff và Jonathan Haidt đã chỉ ra: Cha mẹ, đặc biệt là tầng lớp thượng lưu, ngày càng lo lắng về việc con cái họ có được vào các trường đại học danh tiếng hay không.

Theo cuốn sách này, nền kinh tế thế giới đang đứng trước nhiều thách thức. Kinh tế chững lại, tiền lương không tăng, tự động hóa lên ngôi, robot tương lai có thể thay thế con người - những viễn cảnh này đang khiến cha mẹ ngày càng bất an về tương lai của con cái.

Do vậy, tốt nghiệp từ một ngôi trường hàng đầu có thể là sự đảm bảo con cái họ có công việc, lương thưởng tốt trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt.

Cha mẹ, đặc biệt là tầng lớp thượng lưu, ngày càng lo lắng về việc con cái họ có được vào các trường đại học danh tiếng hay không.

Trong vụ bê bối chạy trường lớn nhất lịch sử Mỹ mới bị phanh phui hồi tháng trước, các bậc cha mẹ giàu có đã chi tổng cộng 6,5 triệu USD để “mua” chỗ cho con mình ở một truờng đại học danh tiếng.

Tại sao các bậc phụ huynh sẵn sàng vung tiền để thực hiện hành vi sai trái đó? Câu trả lời thường gặp: Cha mẹ nào cũng sẵn sàng làm mọi thứ để đem lại điều tốt nhất cho con.

Có thể đúng một phần, nhưng vẫn chưa đủ.

Kinh nghiệm 20 năm nghiên cứu của tôi cho thấy có rất nhiều lý do người ta sẵn sàng giẫm đạp lên đạo đức để đạt được mục tiêu. Lý do chủ yếu xoay quanh việc mong muốn duy trì địa vị, danh tiếng xã hội cũng như tư duy đặc quyền đã ăn sâu của một nhóm người.

Động cơ của việc chạy trường cũng không nằm ngoài những yếu tố trên.

Cha mẹ cũng ganh đua với bạn bè

Lợi ích cá nhân luôn là khởi nguồn của những việc làm sai trái. Và một khi đã vi phạm đạo đức, con người thường có xu hướng tìm cách biện minh cho hành động của mình. Nghiên cứu năm 2012 của tôi và cộng sự về các lý do bao biện cho hành vi sai trái đã chỉ ra: Khi người ta càng sai, lý lẽ của họ càng hùng hồn.

Quay trở lại bê bối chạy trường, rõ ràng đưa hối lộ để chạy điểm, làm giả hồ sơ hòng đưa con em mình đại học - thậm chí đại học danh tiếng - là hành động phi đạo đức. Điều này đồng nghĩa với việc vì lợi ích của bản thân mà người ta sẵn sàng tước đi cơ hội của người khác.

Thế nhưng, những bậc làm cha mẹ lại không hề cảm thấy tội lỗi hay hối hận.

Việc chà đạp lên đạo đức để đưa con mình vào ngôi trường danh giá bằng lối cửa sau cũng xuất phát từ việc cha mẹ muốn bảo vệ hình ảnh của chính mình.

Họ cho rằng mình chấp nhận nhúng chàm vì tương lai của con, mong muốn con có tương lai rộng mở. Tình yêu vô bờ bến của cha mẹ dành cho con cái là cái cớ tuyệt vời để hợp lý hóa hành động sai trái kia.

Thế nhưng, đằng sau tình yêu này còn một động cơ khác, xuất phát từ việc cha mẹ muốn bảo vệ hình ảnh của chính mình.

Con đi học bị áp lực phải giỏi bằng bạn bè thì cha mẹ cũng thế. Luôn có một cuộc đua ngầm giữa các bậc phụ huynh. Thực chất, cha mẹ rất quan tâm đến việc những phụ huynh khác đánh giá, nhìn nhận mình thế nào.

Trong khảo sát cuối năm 2015 trên 2.200 cặp vợ chồng có con từ 5 tuổi trở lên trên toàn nước Mỹ do Zero To Three - một tổ chức phi lợi nhuận bảo vệ quyền lợi của trẻ em và gia đình - thực hiện, hơn 50% cha mẹ cảm thấy mình lúc nào cũng bị chỉ trích về cách nuôi dạy con. Ngạc nhiên hơn, hơn 90% số bà mẹ thấy mệt mỏi khi phải gồng mình lên “thể hiện” với người khác.

Khảo sát đúc kết: Thành công hay thất bại của đứa trẻ cũng chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Con cái đạt được thành tích cao, cha mẹ hãnh diện và ngược lại.

Ngoài ra, hành vi của các cha mẹ chạy trường cho con phần lớn không diễn ra đơn lẻ mà có tổ chức, đường dây rõ ràng. Trong nghiên cứu năm 2011 của tôi về hành vi phi đạo đức, những người làm sai có tổ chức thường cảm thấy đỡ tội lỗi khi nhiều người cùng phá luật. Lý do họ đưa ra là dù phá luật nhưng lại “giúp ích” cho nhiều người.

Với lập luận đó, sẽ có cha mẹ cho rằng họ đưa hối lộ để chạy vào trường danh giá là mở đường cho phụ huynh khác cùng làm theo. Kết quả là con của tất cả đều được học trường danh giá.

Bảo toàn địa vị xã hội bằng mọi giá

Những vị phụ huynh dính líu đến bê bối chạy trường phần lớn đều thuộc tầng lớp thượng lưu, có quyền lực. Những người này nghĩ đến chuyện dùng tiền để đạt được mong muốn. Họ luôn ý thức được địa vị xã hội của mình và mang suy nghĩ: Mình xứng đáng được hưởng nhiều đặc quyền hơn, kể cả nếu phải vi phạm những chuẩn mực xã hội.

Những cá nhân này có xu hướng hành động để bảo vệ địa vị của mình, chẳng hạn như đảm bảo con cái họ theo học các trường đại học danh tiếng. Con không vào được trường danh giá thì cũng đồng nghĩa với việc địa vị xã hội của cha mẹ bị lung lay.

Những người có địa vị xã hội càng cao càng lo sợ mất đi vị thế của mình. Người giàu và có thế lực sẵn sàng vung tiền để bảo toàn địa vị xã hội. Những người được xếp vào “tầng lớp thượng lưu” dựa trên thu nhập cũng thường có xu hướng dễ nói dối, gian lận nhiều hơn để đạt được điều họ muốn.

Con không vào được trường danh giá thì cũng đồng nghĩa với việc địa vị xã hội của cha mẹ bị lung lay. Những người có địa vị xã hội càng cao càng lo sợ mất đi vị thế của mình.

Nghiên cứu công bố cuối năm 2017 của các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Harvard chỉ ra: Một bộ phận người để đạt được những gì mình muốn, và xa hơn là vươn lên tầng lớp thượng lưu, thường đi đường vòng, đút lót, làm đủ chuyện phi pháp.

Theo đó, đối với nhiều người, phá luật trở thành thói quen và họ không cảm thấy khó khăn khi để tay nhúng chàm thêm nhiều lần nữa. Dễ quan sát nhất là tỷ lệ người thuộc giới thượng lưu vi phạm luật giao thông cao hơn hẳn người thuộc “tầng lớp dưới”.

Những người cảm giác mình có quyền lực, vốn thường đi kèm với danh tiếng và tiền bạc, thường có xu hướng ít tin mình sẽ phải chịu hậu quả từ các hành vi sai trái. Cảm giác có quyền lực dễ làm con người lầm tưởng họ có thể kiểm soát mọi thứ. Nó cũng dẫn tới những hành vi liều lĩnh và giảm khả năng cảm thông với người khác.

Có thể một số yếu tố nói trên đã khiến những bậc cha mẹ giàu, thế lực cho phép mình “thay mặt” con để hành xử sai trái.

Mong muốn làm hết sức mình để hỗ trợ con cái luôn đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, khi những hành vi đó vượt qua ranh giới luật pháp và đạo đức thì đó rõ ràng là một bước đi quá xa.

David Mayer

Illustration: Hà My
Biên dịch: Hà Phương

Bạn có thể quan tâm