Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao dịp Tết nhiều người dễ ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra khi người dân ăn, uống phải thức ăn có chất độc. Họ thường có triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy… trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.

Nếu không biết cách bảo quản, đồ ăn trong gia đình sẽ giảm chất lượng, dễ gây ngộ độc. Ảnh: Shutterstock.

Theo bác sĩ Hồ Thị Hồng, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Đồng Nai, dịp Tết Nguyên đán là thời điểm nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cao, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm do các yếu tố về bảo quản, chế biến và tiêu thụ.

Các món ăn ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, giò chả, lạp xưởng, cùng các loại mứt, bánh kẹo thường được dự trữ lâu, dễ trở thành môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển nếu không được bảo quản đúng cách. Thêm vào đó, việc tiêu thụ thực phẩm đường phố hoặc nước giải khát không đảm bảo vệ sinh khi đi chơi, du lịch cũng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Thời tiết nắng nóng ở miền Nam dịp Tết còn khiến thực phẩm dễ ôi thiu, nhất là khi bảo quản không kỹ lưỡng. Việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng từ các hàng quán cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến các ca ngộ độc thực phẩm.

Để đảm bảo sức khỏe và phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bác sĩ Hồ Thị Hồng đưa ra các khuyến cáo sau:

- Lựa chọn thực phẩm an toàn: Chỉ mua thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo giá trị dinh dưỡng và vệ sinh.

- Vệ sinh cá nhân: Rửa tay sạch với xà phòng trước khi ăn, nấu nướng, sau khi chế biến thực phẩm tươi sống và sau khi đi vệ sinh.

- Chế biến đúng cách:

    • Rửa sạch nguyên liệu trước khi nấu.
    • Ăn chín, uống sôi; không ăn gỏi sống, tiết canh, hoặc trứng chưa nấu chín.
    • Không sử dụng chất bảo quản, phẩm màu hoặc đường hóa học không đạt tiêu chuẩn.

- Bảo quản thực phẩm:

  • Che đậy kín thức ăn đã nấu chín, bảo quản nơi sạch sẽ, thoáng mát.
  • Thức ăn lấy từ tủ lạnh chỉ sử dụng một lần, không tái lưu trữ.
  • Không sử dụng thực phẩm đã hết hạn, bao bì rách nát, hoặc hộp đựng bị phồng, méo, hoen rỉ.

- Hạn chế tích trữ thực phẩm: Không dự trữ quá nhiều thực phẩm để tránh sử dụng đồ ăn không tươi, mất dinh dưỡng, hoặc bị hỏng.

Đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm, cần tuân thủ chặt chẽ các quy định an toàn thực phẩm và kiểm soát nguồn nguyên liệu để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong dịp lễ hội. Việc tuân thủ những khuyến cáo trên sẽ giúp bạn và gia đình có một cái Tết an toàn và vui vẻ bên những bữa ăn ngon

Những điều bạn chưa biết về sữa bò

Sữa bò là một thức uống quen thuộc giàu dinh dưỡng. Thế nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu hết về nó. Cuốn sách của tác giả Joseph Keon sẽ mang đến cho độc giả nhiều thông tin hữu ích liên quan tới sữa bò, để bạn hiểu hơn về thực phẩm bổ dưỡng này.

Dấu hiệu của phụ nữ bị rong kinh

Rong kinh là tình trạng người phụ nữ bị ra huyết quá nhiều, hoặc kéo dài ở mỗi chu kỳ kinh. Đây là lý do thường gặp khiến người bệnh đi khám phụ khoa.

Phòng chống ngộ độc thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội

Năm 2024, ngành y tế kiểm tra 354.820 cơ sở, phát hiện 22.073 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm. Lực lượng công an đã khởi tố 62 vụ (tăng gần 88%) với 97 bị can (tăng hơn 185%).

Cách bảo quản giò chả an toàn ngày Tết

Các loại giò chả là món đặc trưng trong mâm cỗ Tết của người Việt khắp 3 miền. Giò chả được làm từ nhiều loại nguyên liệu nhưng thường không để lâu được.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm