Ở nhiều nước châu Á bao gồm cả Việt Nam, các sàn thương mại điện tử thường chọn những ngày đôi như 10/10, 11/11, 12/12,... cho đợt khuyến mại lớn.
Điểm chính:
- Nguồn gốc của lễ hội mua sắm là ngày độc thân và được khởi xướng tại Trung Quốc.
- Sale vào ngày đôi đã trở thành trào lưu trên thế giới, nổi bật ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam.
- Người dùng có thể tiết kiệm tiền mua sắm nhờ áp dụng khuyến mại của sàn thương mại điện tử, đặc biệt là trong lễ hội mua sắm 11/11 sắp tới.
Nếu như lúc trước, người tiêu dùng thường chỉ chi tiền tích cực vào dịp Black Friday hay cuối năm, thì khoảng vài năm gần đây, thị trường mua sắm online đã trở nên sôi động hơn rất nhiều.
Mỗi tháng, các sàn thương mại điện tử lại đem đến những ưu đãi hấp dẫn, khuyến khích người dùng mua hàng với giá tốt vào ngày đôi - biến mốc thời gian này thành lễ hội mua sắm .
Ý tưởng ngày đôi đến từ đâu?
Lễ hội mua sắm bắt nguồn từ ngày lễ độc thân (11/11) ở Trung Quốc, khi những người chưa tìm thấy "nửa kia" mua hàng để tự thưởng cho mình, hoặc tặng quà cho người thân, bạn bè thay vì người yêu.
Nhìn thấy tiềm năng, Tập đoàn Alibaba đã tiên phong triển khai chiến lược thu hút khách hàng. Kể từ năm 2009, 11/11 chính thức trở thành sự kiện lớn nhất năm trên các sàn thương mại điện tử ở Trung Quốc.
Cũng từ đó, số cửa hàng trực tuyến tham gia ngày ưu đãi đã tăng đáng kể. Tạp chí Forbes thống kê năm 2009, chỉ có 27 cửa hàng tham gia chương trình khuyến mại này, đến năm 2017, con số tăng vọt lên 60.000.
Năm 2020, khoảng 200 thương hiệu xa xỉ trên toàn cầu cũng quảng bá chiến dịch của họ vào 11/11. Sau kết quả khả quan đầu tiên, Alibaba tiếp tục khai thác ngày 12/12 và hướng đến nhóm người đang lo lắng về việc sắm sửa cho Giáng sinh, giao thừa.
Khi nhiều thương hiệu lớn chiếm hào quang trong đợt sale 11/11, ngày đôi 12/12 được xem là cơ hội để các bên khác thúc đẩy doanh số.
Số lần giao dịch cao gấp đôi, gấp ba ngày thường đã tạo động lực cho các sàn "nới rộng" sale ngày đôi thành chiến dịch hàng tháng. Qua 2 năm đối diện với dịch Covid-19, chuỗi giảm giá dần trở nên quen thuộc với người tiêu dùng châu Á.
Xu hướng tất yếu
Sự xuất hiện của những lễ hội mua sắm có ý nghĩa to lớn với toàn ngành bán lẻ. Chúng từng bước tập cho khách hàng thói quen chi tiêu cố định. Nhờ biết chính xác thời gian khuyến mại, khách hàng có xu hướng mua nhiều hơn với giá trị đơn lớn hơn.
Tuy vậy, có thể nói ngày 11/11 vẫn là cột mốc được trông chờ nhất.
Trong 5 năm gần đây, theo Statista, doanh thu 11/11 của Alibaba thường lớn hơn cả doanh thu Black Friday và Cyber Monday cộng lại, dù đây vốn là ngày mua sắm lớn của Mỹ mỗi dịp lễ Tạ ơn.
Không chỉ ở Trung Quốc, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hàng loạt kênh mua sắm online cũng hưởng ứng làn sóng ngày đôi như một xu hướng tất yếu. Bởi trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, những đợt sale góp phần giúp thương hiệu tương tác với người tiêu dùng.
Cụ thể, tại Việt Nam, báo cáo quý 3/2021 của Lazada cho thấy tổng doanh thu và số lượng khách mua sắm trên LazMall đã tăng gấp đôi. Trong khi đó, tổng số lượng đơn hàng trong Lễ hội mua sắm 9/9 đã tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Đồng thời, Lazada ghi nhận hơn 70% khách hàng lựa chọn sản phẩm có voucher tích lũy hay sử dụng LazCoins (xu của tôi). Điều này cho thấy họ ngày càng có kinh nghiệm và thành thạo hơn khi thao tác mua hàng.
Những ví điện tử, ngân hàng cũng không nằm ngoài trào lưu với chính sách giảm giá, hoàn tiền, hoặc hợp tác với sàn thương mại điện tử để phục vụ nhóm khách hàng mục tiêu.
Người dùng nhận được gì từ lễ hội mua sắm?
Một lời giải khác cho sự thành công của hiện tượng mua sắm ngày đôi là trong cuộc chơi này, nhà bán và người mua thực tế đều có lợi. Thông qua hình thức sale, nhãn hàng có thể thu hút người dùng mới, "hướng dẫn" họ ghé thăm cửa hàng thường xuyên và phác họa rõ nét chân dung khách hàng qua việc theo dõi hành vi.
"Lượng truy cập trong ngày đôi thường cao hơn số của cả tháng cộng lại. Nhờ quảng cáo sàn đưa ra, khách hàng cũng ghé trang của shop nhiều hơn, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu", Ngọc Trâm, đại diện một thương hiệu thân thiện môi trường trên Lazada, nói.
Cô cho biết thông thường, team mình chuẩn bị 2-3 tuần cho một ngày khuyến mại. Ở chiều ngược lại, người tiêu dùng có cơ hội "làm quen" với các thương hiệu mới và tiếp cận nhiều mã giảm giá, combo ưu đãi được tung ra trong ngày.
Ví dụ, từ 1/11 đến 11/11, Lazada khởi động những khung giờ livestream, deal giảm 50%++ và các chương trình giveaway. Sàn thương mại điện tử này còn giới thiệu nhiều hình thức mua sắm giải trí (shoppertainment) như Supershow hay LazGame, cho phép người mua vừa giải trí, vừa nhận thêm ưu đãi.
Yếu tố mua sắm kết hợp giải trí cũng là một ưu điểm, khi mỗi mùa lễ hội mua sắm, đại tiệc âm nhạc Lazada 11/11 Supershow thu hút hàng triệu người quan tâm. Đây là dịp để khán giả Việt hội ngộ nhiều nghệ sĩ trong và ngoài nước như Lee Min-ho, Hyun Bin và Seventeen (2021). Một số chương trình nổi bật từ Lazada trong Lễ hội mua sắm 11/11 chủ đề "1 ngày sale to" gồm:
- Voucher tích lũy lên đến 800.000 đồng
- Cơ hội cho người dùng săn voucher 1,1 triệu đồng vào 12h trưa hàng ngày
- Deal 1.100 đồng tung mới mỗi giờ trong 11/11
- Mã miễn phí giao hàng với đơn từ 0 đồng.
Ngoài ra còn có những khung giờ săn sale cố định như 0h, 9h, 12h, 18h và 20h kèm voucher từ các ngân hàng đối tác Lazada. Nếu biết cách tận dụng lợi thế trên, bạn có thể mua được danh sách món yêu thích mà vẫn tiết kiệm kha khá chi phí.
Tất nhiên, "chốt đơn" trong đợt lễ hội mua sắm có thể gặp một số trục trặc bất ngờ như nghẽn mạng, không mua kịp sản phẩm hot có số lượng giới hạn, hoặc thời gian vận chuyển ít khi sớm hơn dự kiến.
Dù vậy, việc cải thiện quy trình để giao hàng đúng hẹn trong ngày đôi 9/9, 10/10 vừa qua cũng có thể xem là một nỗ lực của sàn thương mại điện tử trong việc kết nối với người dùng. Trong thời gian giãn cách, nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng logistics mạnh, Lazada đã giúp đưa nhu yếu phẩm đến tay khách hàng một cách nhanh chóng và đúng thời điểm.
Bình luận