Câu 1: Tại sao mùng 10 tháng Giêng được gọi là ngày vía Thần Tài?
Thần tài được nhiều gia đình, đặc biệt làm kinh doanh, thờ phụng. Theo sự tích Thần Tài, đây là vị thần bảo vệ của cải, đem lộc may mắn đến cho gia chủ. Mùng 10 tháng Giêng được quan niệm là ngày Thần Tài từ hạ giới bay về trời, nhiều người lập đàn thờ. Ngày nay, nhiều gia đình, cứ đến mùng 10 tháng Giêng, sẽ đi mua vàng để cầu cho một năm làm ăn buôn bán phát tài. Sự tích Thần Tài có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng ở nước này, ngày Thần Tài lại là mùng 5 tháng Giêng, chứ không phải mùng 10 như ở nước ta. |
Câu 2: Mỏ vàng nào được đánh giá có trữ lượng lớn nhất miền Bắc?
Mỏ vàng Pác Lạng ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn hiện nay được đánh giá có trữ lượng lớn nhất ở miền Bắc. Trữ lượng ở đây chỉ xếp sau 2 mỏ vàng lớn nhất nước là Bồng Miêu và Phước Sơn ở tỉnh Quảng Nam. |
Câu 4: Nhận xét nào đúng với Bắc Kạn?
Với dân số hơn 330 nghìn người, Bắc Kạn hiện là tỉnh có dân số ít nhất trong số 63 tỉnh thành của nước ta. |
Câu 5: Bắc Kạn không tiếp giáp tỉnh nào?
Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Bắc Kạn không tiếp giáp tỉnh Lào Cai. |
Câu 6. Danh thắng nào thuộc tỉnh Bắc Kạn?
Cả 3 danh thắng trên đều thuộc tỉnh Bắc Kạn, trong đó động Hua Mạ được mệnh “Kỳ quan đệ nhất động”; Hồ Ba Bể - viên ngọc vô giá của thiên nhiên, một trong 100 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới; động Nàng tiên nổi tiếng bởi vẻ đẹp huyền bí. |
Câu 7. Trước năm 1996, Bắc Kạn thuộc tỉnh nào?
Từ năm 1965 đến năm 1996, hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn hợp nhất thành tỉnh Bắc Thái. Ngày 6/11/1996, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10 phê chuẩn việc chia tỉnh Bắc Thái thành Thái Nguyên và Bắc Kạn. |
Câu 8. Đâu là di tích lịch sử nổi tiếng của Bắc Kạn?
Theo Cổng thông tin điện tử Bắc Kạn, hiện nay, tỉnh này có 11 di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến được Nhà nước công nhận. Trong đó, chợ Đồn là nơi có nhiều di tích lịch sử. |