Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Việc cần làm để bệnh quai bị nhanh khỏi

Tôi cứ tưởng chỉ trẻ con mới bị quai bị, không ngờ người lớn như tôi mà còn mắc bệnh này. Xin hỏi bác sĩ tôi nên chú ý những gì để bệnh nhanh khỏi?

Tôi cứ tưởng chỉ trẻ con mới bị quai bị, không ngờ người lớn như tôi mà còn mắc bệnh này. Xin hỏi bác sĩ tôi nên chú ý những gì để bệnh nhanh khỏi?

Bác sĩ Nguyễn Trí Thức, khoa Bệnh lây tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị gây nên. Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp hay gây thành dịch ở trẻ em, thanh thiếu niên, ít gặp hơn ở người lớn.

Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Quai bị có thể gây nhiều biến chứng như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm não - màng não, viêm tụy, điếc tai.

Tuy nhiên, điều trị kịp thời và đúng cách sẽ chữa khỏi bệnh nhanh chóng và hạn chế được các biến chứng.

Khi mắc quai bị, người bệnh cần chú ý những điều sau:

  • Bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế vận động
  • Khi sốt cao dùng khăn ấm lau người, không nên tắm
  • Cần đeo khẩu tang trong giai đoạn bị bệnh và giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác tránh lây bệnh
  • Chế độ ăn: Ăn lỏng, thức ăn dễ nuốt, tránh ăn các loại quả có múi và axit xitric (những loại quả này khiến cho triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng). Bổ sung thêm rau xanh, dưa đỏ và xoài, tránh những thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ
  • Bệnh nhân nên uống nhiều nước, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng khoa phòng, tận dụng ánh sáng mặt trời
  • Không nên tự ý bôi, đắp các loại thuốc lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc

Bất kỳ lứa tuổi nào nếu chưa được tiêm phòng đều có nguy cơ mắc bệnh quai bị. Do vậy, cách để phòng bệnh quai bị tốt nhất đó chính là tiêm phòng vaccine. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để tạo cho cơ thể có đủ kháng thể đặc hiệu chống lại virus quai bị.

Học cách già đi

Bước vào tuổi xế chiều, nhiều người cảm thấy hụt hẫng. Họ không còn công việc để làm, mất đi sự năng động vốn có và trở nên tự ti. Về già, hãy học cách yêu cuộc đời một lần nữa.

Trong cuốn sách Khoa học tâm thức, Carl Jung mổ xẻ một số lĩnh vực quan trọng và gây tranh cãi nhất trong tâm lý học phân tích: Phân tích giấc mơ, vô thức nguyên thủy và mối quan hệ giữa tâm lý học và tôn giáo. Ông cũng xem xét những khác biệt giữa lý thuyết của mình và của Freud, cung cấp kiến thức về các nguyên tắc cơ bản của phân tâm học.

Giời leo là bệnh gì?

Gia đình tôi vừa có người được chẩn đoán mắc bệnh giời leo. Xin hỏi đây là bệnh gì và nó có lây không?

Độc giả Thiên Đăng

Bạn có thể quan tâm