Tôi đến chơi nhà họ hàng và bị con mèo cắn một vết nhỏ ở tay. Tôi nên xử lý như thế nào?
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk
Bệnh dại rất nguy hiểm vì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, khi phát bệnh hầu như bệnh nhân đều tử vong.
Sau khi bị chó, mèo cắn, bất kể chúng khỏe mạnh hay ốm, có biểu hiện bất thường, bạn cần lưu ý 5 nguyên tắc sau:
- Rửa vết thương: Vệ sinh ngay sau khi bị chó, mèo cắn. Rửa thật kỹ bằng xà phòng hoặc nước sạch ít nhất 15 phút. Sau đó, bạn cần sát khuẩn bằng cồn 70 độ để giảm thiểu lượng virus tại nơi xâm nhập.
- Rửa gần các chỗ thoát nước để chất bẩn trôi ra cống, không đọng lại trên sàn, nền nhà. Không rửa vết thương trong chậu.
- Không nặn, bóp vết thương cho máu chảy ra hoặc làm dập nát thêm vết thương.
- Tuyệt đối không được băng kín vết thương.
- Sau khi xử lý vết thương cần đến ngay cơ sở y tế để tiêm phòng bệnh dại theo chỉ định của nhân viên y tế.
Tiêm vaccine phòng bệnh dại là biện pháp tốt và hiệu quả nhất để phòng chống bệnh dại ở người. Những người sống ở vùng có dịch bệnh dại trên đàn súc vật hay thường xuyên phải đi qua lại vùng này, cán bộ thú y, kỹ thuật viên xét nghiệm các mẫu virus dại, người chăn nuôi, nuôi dạy, giết mổ súc vật… cần tiêm phòng trước để dự phòng lây nhiễm.
Thế nào là chế độ ăn kiêng tốt nhất? Làm thế nào để ngừng lo lắng về cân nặng và tập trung vào việc sống lành mạnh? Để giải quyết mối quan tâm về vấn đề này, mục Sức khỏe của Znews giới thiệu bạn cuốn sách Chỉ dẫn để sống khỏe toàn diện của tác giả Shaun Francis. Sách sẽ giúp người đọc tập trung việc ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể chất và giữ tinh thần minh mẫn trong thời buổi bận rộn.