Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam sắp bỏ đơn thuốc giấy

Hiện nay, người bệnh đi khám tại cơ sở y tế phải mua sổ y bạ có giá từ 7.000-15.000 đồng. Nếu áp dụng đơn thuốc điện tử quốc gia, đơn thuốc giấy cũng như sổ y bạ sẽ bị "khai tử".

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết đề án đơn thuốc điện tử quốc gia do Cục Quản lý khám chữa bệnh chủ trì, sẽ được triển khai áp dụng đồng thời ở các cơ sở khám chữa bệnh công và tư nhân trên toàn quốc. Khi đó, người dân không cần phải dùng sổ y bạ, cũng như đơn thuốc giấy như hiện nay.

Đề án đơn thuốc điện tử quốc gia sẽ khắc phục tình trạng tái bán các loại thuốc chỉ được bán khi có đơn, đặc biệt là kháng sinh và thuốc kiểm soát đặc biệt; thống kê, tổng hợp, phân tích việc kê đơn nhằm truy suất nguồn gốc và trách nhiệm từng tổ chức, cá nhân trong trường hợp vi phạm và hỗ trợ công tác thanh kiểm tra.

De an don thuoc dien tu quoc gia anh 1
Giao diện phần mềm đơn thuốc điện tử đang được thực hiện tại tỉnh Hà Tĩnh.

Phần mềm đơn thuốc điện tử quốc gia là nơi có thể tiếp nhận, lưu trữ đơn thuốc được gửi tới từ các cơ sở khám, chữa bệnh công lập, tư nhân trên toàn quốc.

Mỗi đơn thuốc có một mã khác nhau, đảm bảo tính bảo mật, tránh trùng lặp. Kho đơn thuốc sẽ tiếp nhận toàn bộ đơn đã bán từ các phần mềm quản lý cơ sở cung ứng thuốc, đưa ra cảnh báo chống tái bán đối với các loại thuốc buộc phải bán theo đơn.

Với phần mềm này, người dân sẽ không cần dùng đơn thuốc giấy, sổ y bạ, có thể mua thuốc mọi lúc, mọi nơi, vẫn đảm bảo có đơn thuốc theo mã đơn của chính mình.

Người dân có thể truy xuất ra bác sĩ đã kê đơn cho mình để kiến nghị phản hồi, hoặc xin tái kê đơn, đồng thời, được cảnh báo về thuốc kháng sinh, biệt dược, các loại thuốc bị cấm, thuốc quá hạn.

Ngoài ra, kho đơn thuốc còn có thể tạo ra nhiều trình truy xuất khác nhau hỗ trợ nhà quản lý tìm kiếm, xác minh đơn thuốc của các bác sĩ và cơ sở khám, chữa bệnh.

Hiện, đề án được thực hiện thí điểm tại 2 tỉnh Hà Tĩnh và Hưng Yên. Theo kết quả ban đầu, hai địa phương này đều thực hiện phần mềm một cách dễ dàng và đáp ứng được yêu cầu. Toàn bộ đơn thuốc đã kê của các cơ sở y tế tại 2 tình này đều đã được gửi lên hệ thống đơn thuốc điện tử quốc gia, Bộ Y tế, Sở Y tế, đơn vị chủ quản.

Trong quá trình thí điểm, các cơ sở cung ứng thuốc trên địa bàn đã nhận được đơn thuốc qua hệ thống điện tử để bán thuốc theo đơn.

'Người dân không nên đổ xô mua thuốc Tamiflu trị cúm'

“Tamiflu không phải thuốc đặc trị chữa khỏi cúm. Người dân tuyệt đối không nên đổ xô đi mua về sử dụng”, ông Lương Ngọc Khuê nói.

Hà Quyên

Bạn có thể quan tâm