Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Vua Mực' tai tiếng đã đổi vận

Tượng "Vua Mực" từng bị chỉ trích vì tiêu tốn 170.000 USD từ quỹ phòng chống dịch Covid-19, nay trở thành biểu tượng "chữa lành" với nhiều người sau thảm họa động đất - sóng thần.

Tại thị trấn Noto, tỉnh Ishikawa, nơi trận động đất và sóng thần vào ngày đầu năm mới gây ra sự tàn phá và mất mát nghiêm trọng, tượng “Vua Mực” - từng bị chỉ trích là "lãng phí" - khiến nhiều người kinh ngạc vì đứng vững và nguyên vẹn sau thảm họa, theo Japan Times.

Bức tượng tên Ika Kingu, hay Vua Mực (Squid King), dài 13 m, cao 4 m, đứng vững tại trung tâm du lịch Ikanoeki Tsukumall ở khu vực Ossaka của thị trấn Noto, thuộc tỉnh Ishikawa, cách Tokyo 300 km về phía tây bắc. Sự hiện diện của nó đã trở thành nguồn an ủi cho người dân địa phương khi họ cố gắng hồi phục cuộc sống.

“Lâu rồi tôi chưa thấy con gái tôi cười như thế này”, một người mẹ nói khi nhìn vẻ mặt vui tươi của cô con gái 4 tuổi trước tượng “Vua Mực” vào cuối tháng 2.

“Cháu rất vui vì tượng không bị phá hủy!”, cô bé vui vẻ nói.

Squid King được xây dựng vào tháng 3/2021 tại khu du lịch Ikanoeki Tsukumall. Cơ sở này được khai trương vào tháng 6/2020 nhằm thúc đẩy ngành đánh bắt mực đang phát triển mạnh của thị trấn với các nhà hàng phục vụ các món mực và cửa hàng bán nông sản và thủy sản.

Tuy nhiên, tranh cãi đã nảy sinh khi xuất hiện thông tin khoảng 25 triệu yen (170.000 USD) từ khoản trợ cấp tạm thời của chính quyền trung ương dành cho các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 đã được sử dụng để xây dựng Squid King.

Việc chi quá nhiều tiền dựng tượng một con mực khổng lồ đã gây ra sự ngạc nhiên với dư luận cả trong nước và quốc tế, trong đó một số ý kiến cho rằng bức tượng này không liên quan đến nỗ lực cứu trợ đại dịch và gây lãng phí tiền bạc.

Trong trận động đất hồi đầu năm, cơ sở này đã hứng chịu một cơn sóng thần cao 50 cm.

Vào ngày 20/1, tài khoản mạng xã hội X (trước đây là Twitter) của cơ sở dành cho Squid King đã đăng: “Sóng thần có thể đã ập đến, nhưng tôi sẽ không quay trở lại biển, tôi sẽ ở ngay tại đây”.

Giám đốc cơ sở, ông Kiichiro Hayashi, 45 tuổi, bày tỏ: "Nhiều du khách đã đến thăm Vua Mực trước trận động đất".

“Chúng tôi rất biết ơn vì nó vẫn còn ở đây”, ông nói và đặt tay lên trái tim.

Cơ sở này buộc phải đóng cửa để sửa chữa sau khi bãi đậu xe bị hư hại và các cửa hàng bị ngập nước. May mắn thay, các tòa nhà cũng như Vua Mực đều còn nguyên vẹn.

Tượng Vua Mực đã sẵn sàng đón du khách trở lại. Ông Hayashi chia sẻ: “Vua Mực đứng vững ở Noto. Chúng tôi cam kết hồi sinh cộng đồng với bức tượng mang tính biểu tượng này”.

Niềm vui và nỗi buồn của công việc

Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.

Hạ Cúc

Bạn có thể quan tâm