Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Vua nào làm ra bánh chưng Tết cho người Việt?

Theo huyền tích, đây là vị vua đã tạo ra bánh chưng, bánh dày cho người Việt dùng trong dịp Tết Nguyên đán.

Tet Nguyen Dan anh 1

Câu 1. Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ nước nào?

  • Nhật Bản
  • Hàn Quốc
  • Trung Quốc
  • Ấn Độ

Theo sách “10 vạn câu hỏi vì sao”, Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó lan rộng ra những nước khác trong khu vực. Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế (2852-2205 TCN), về sau thay đổi theo từng thời kỳ.

Tet Nguyen Dan anh 2

Câu 2: Tết Nguyên đán có nghĩa là…?

  • Tết đầu tiên của tháng
  • Tết đầu tiên của năm
  • Tết lớn nhất trong năm
  • Cả B và C

Theo nghĩa Hán - Việt, "Nguyên" có nghĩa là bắt đầu, "Đán" là buổi sớm mai. Tết Nguyên đán tức là tết bắt đầu đầu năm, mở đầu cho mọi công ăn việc làm với tất cả cảnh vật mới mẻ đón xuân sang.

Tet Nguyen Dan anh 3

Câu 3: Tết Nguyên đán ở Việt Nam còn có tên gọi nào khác?

  • Tết c
  • Tết ta
  • Tết cổ truyền
  • Cả 3 tên gọi trên

Tết Nguyên đán ở nước ta còn được gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết cổ truyền. Đây là nghi lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Tính theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng, Tết Nguyên đán chậm hơn tết Dương lịch.

Tet Nguyen Dan anh 4

Câu 4: Tết Nguyên đán ở Việt Nam có từ thời nào?

  • Hùng Vương
  • An Dương Vương
  • Bắc thuộc
  • Tiền Lê

Theo sách “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, Tết Nguyên đán ở Việt Nam có từ thời các vua Hùng (2879-258TCN). Ngay từ thời này, người Việt đã bắt đầu đón tết.

Tet Nguyen Dan anh 5

Câu 5: Vua nào làm ra bánh chưng, bánh dày cho người Việt?

  • Hùng Vương thứ V
  • Hùng Vương thứ VI
  • Hùng Vương thứ VII
  • Hùng Vương thứ VIII

Theo "Thần tích", Hùng Vương thứ VII, tức Lang Liêu, đã làm ra món bánh chưng và bánh dày cho người Việt, dùng trong dịp Tết Nguyên đán. Nhờ món bánh này, Lang Liêu đã được vua cha truyền ngôi. Sau này, đến ngày Tết, vua thường lấy bánh dâng cúng cha mẹ. Thiên hạ bắt chước, từ đó bánh chưng, bánh dày được dùng trong dịp Tết.

Tet Nguyen Dan anh 6

Câu 6: Tết Nguyên Đán ở Việt Nam có mấy ngày?

  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Theo sách "100 điều nên biết về phong tục Việt Nam", Tết Nguyên Đán gồm 3 ngày: Mùng 1, mùng 2, mùng 3. Trong 3 ngày này, mùng 1 được xem là ngày quan trọng nhất trong dịp Tết.

Tet Nguyen Dan anh 7

Câu 7: Tất niên là ngày nào trong năm?

  • Ngày 23 tháng Chạp
  • Ngày 25 tháng Chạp
  • Ngày cuối cùng của năm
  • Bất kỳ ngày nào của tháng Chạp

Tất niên được tính vào ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm, có thể là 30 tháng Chạp (nếu tháng đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu tháng thiếu). Đây chính là bữa cơm sum họp gia đình cuối cùng của năm cũ trước khi bước sang năm mới.


Sau lễ cúng ông Táo, người Việt trồng cây gì xua đuổi ma quỷ?

Theo tín ngưỡng văn hóa của người Việt, sau ngày 23 tháng Chạp, ông Táo về trời, nhà cửa sẽ không còn ai trông coi.

Nguyễn Thanh Điệp

Bạn có thể quan tâm