Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Vượt qua hụt hẫng sau lễ hội

Sau thời gian thỏa sức vui chơi trong mùa lễ hội, không ít người trở nên tiếc nuối, buồn bã khi phải về lại nhịp sống bình thường.

Cảm xúc thất thường khi mùa lễ hội qua đi có khả năng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Ảnh: Marcelo Miranda/Pexels.

Ngày lễ là dịp để mọi người họp mặt, thư giãn cũng như tạo dựng nhiều kỷ niệm vui vẻ. Song, điều này phần nào khiến chúng ta trở nên uể oải hay xuống tinh thần mỗi khi tiệc tàn và kỳ nghỉ chính thức qua đi. Hiệu ứng tâm lý này còn được gọi là “post-holiday blues” - buồn phiền sau dịp lễ Tết.

Dưới đây, Healthline tổng hợp những chỉ dẫn hữu ích giúp bạn nhận biết và khắc phục những cảm giác tiêu cực khi mùa lễ hội qua đi.

hau le hoi anh 1hau le hoi anh 2
hau le hoi anh 3
Dù khá phổ biến, thực tế, chưa có nhiều nghiên cứu kỹ càng về post-holiday blues. Ảnh: cottonbro studio/Pexels.

Nhận biết

Theo Angela Ficken, nhà trị liệu tâm lý ở Boston, Mỹ, post-holiday blues còn được hiểu là sự thất vọng khi bạn không còn được giao tiếp với bạn bè hay gặp gỡ người thân thiết nhiều như trước.

Để hiểu rõ hơn về trở ngại tâm lý này, Rae Mazzei, nhà tâm lý học sức khỏe tại Arizona, liệt kê một số dấu hiệu phổ biến như sau:

  • Hối tiếc về những điều bạn đã có thể nói hoặc làm khác đi
  • Cảm giác trống rỗng vì lịch trình vui chơi thưa dần
  • Cô đơn vì xã giao và tham dự các sự kiện ít hơn
  • Buồn bã vì dịp lễ hội đã kết thúc hoặc không diễn ra như bạn mong đợi
  • Khó ngủ vì căng thẳng hoặc tâm trạng trở nên tiêu cực hơn.
hau le hoi anh 4hau le hoi anh 5
hau le hoi anh 6
Post-holiday blues có thể dẫn đến những bệnh tâm lý nghiêm trọng hơn. Ảnh: Jessica Ticozzelli/Pexels.

Nguyên nhân

Theo Mike Dow, nhà trị liệu tâm lý tại trung tâm trị liệu tâm lý Field Trip New York, có khá nhiều nguyên nhân gây nên cảm giác buồn bã sau kỳ nghỉ lễ. Dưới đây là một số dấu hiệu đáng xem xét.

  • Cô đơn
  • Lạc lõng
  • Ghen tị với người khác có khoảng thời gian vui vẻ trong lễ với gia đình yêu thương
  • Trở ngại trong gia đình (sự ghẻ lạnh…)
  • Mắc các bệnh về tâm lý trước đó
  • Lạm dụng rượu bia hoặc say xỉn quá nhiều.

Cô đơn và lạc lõng là hai yếu tố nổi bật nhất dẫn đến post-holiday blues. Thậm chí, sự căng thẳng kéo theo của việc ở một mình có thể kích thích các gen gây ra bệnh tâm lý. Điều này đặc biệt dễ xảy ra nếu bạn hoặc người thân có tiền sử mắc bệnh về sức khỏe tâm thần.

hau le hoi anh 7hau le hoi anh 8
hau le hoi anh 9
Chủ động chia sẻ và tìm kiếm sự hỗ trợ sẽ giúp bạn vượt qua nỗi buồn hậu lễ hội nhanh chóng hơn. Ảnh: Rodnae Productions/Pexels.

Ứng phó

Không bao giờ là quá muộn để bạn lên kế hoạch phòng ngừa hoặc giảm thiểu tác hại của post-holiday blues. Sau đây là những mẹo hiệu quả theo chỉ dẫn của các chuyên gia.

Đặt giới hạn

Thực chất, post-holiday blues có thể bắt nguồn từ những trải nghiệm kém vui vẻ diễn ra trong dịp lễ Tết. Lúc này, đặt ra giới hạn ứng xử cho bản thân là thiết yếu.

Ví dụ: Bạn không nên cố gắng làm hài lòng mọi người xung quanh, đồng thời đặt ra ranh giới cho các hoạt động của mình, Dow chia sẻ.

Như vậy, bạn sẽ tránh được những việc làm không thực sự có ích cho sức khỏe tinh thần mà không làm mích lòng người thân và bạn bè. Chẳng hạn, thay vì cố gắng nán lại buổi xã giao với họ hàng xa, bạn có thể bàn bạc để ra về sớm hơn.

Đổi mới suy nghĩ

Mazzei chỉ ra rằng nhiều người không tận hưởng trọn vẹn mùa lễ hội vì liên tục lo lắng về những điều không hay có thể xảy ra sau đó. Để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực này, cô khuyến khích việc sửa đổi nhận thức (cognitive reframing).

Ví dụ: Thay vì luẩn quẩn với suy nghĩ: “Tháng 12 sẽ là một khoảng thời gian tồi tệ”, bạn có thể đổi hướng sang: “Tôi biết ơn vì những trải nghiệm trong kỳ nghỉ. Từ đó, tôi sẽ rút kinh nghiệm và tập trung nhiều hơn vào các dự định quan trọng”.

Thực tế, vẫn chưa có nghiên cứu nào về cognitive reframing trong khắc phục tâm trạng tiêu cực hậu nghỉ lễ. Tuy nhiên, một khảo sát năm 2018 với 201 người tham gia là bệnh nhân mắc các bệnh tâm lý nặng cho thấy phương thức này có hiệu quả trong giảm thiểu các triệu chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).

Xây dựng thói quen chăm sóc bản thân

Duy trì thói quen lành mạnh xuyên suốt mùa lễ hội không phải là một điều dễ dàng. Tuy nhiên, việc làm này sẽ có lợi về lâu dài cho bạn, theo Ficken. Bạn không nhất thiết phải theo đuổi những thói quen quá phức tạp. Thay vào đó, bạn có thể làm những việc đơn giản hơn như đi dạo mỗi tuần hay ăn chay mỗi thứ Hai.

Hỗ trợ từ bạn bè

Dow khuyến khích việc kết nối với những người bạn đáng tin cậy để trải lòng và yêu cầu sự giúp đỡ. Bạn bè là một chỗ dựa tinh thần vững chắc cho bạn khi cảm thấy xuống tinh thần hậu lễ hội.

Rất có thể họ cũng đang trải qua những cảm giác tương tự. Thế nên, chủ động mở lòng sẽ giúp bạn vượt qua nỗi cô đơn và buồn bã dễ dàng hơn. Song, bạn hãy cố gắng thành thật và tránh chia sẻ quá mơ hồ về khó khăn của bản thân.

Tiếp tục gặp gỡ, vui chơi

Để tránh rơi vào cô đơn hoặc buồn bã đột ngột, Shelton khuyên bạn nên tiếp tiếp tục lên kế hoạch gặp gỡ những người hay đồng hành cùng bạn trong dịp lễ hội.

Post-holiday blues cũng một phần bắt nguồn từ việc chúng ta ít gặp mặt người thân và bạn bè thường xuyên. Theo đó, tiếp tục sắp lịch để hẹn gặp sẽ giúp đôi bên vui vẻ hơn.

Đối mặt

Ngay cả khi đã chuẩn bị trước cơ chế đối phó, bạn vẫn có thể kẹt lại trong sự buồn bã khi ngày lễ kết thúc. Trong trường hợp này, Dow đề xuất áp dụng phương pháp xử lý đơn giản như sau.

  • Thừa nhận cảm xúc của bản thân
  • Hệ thống lại những cảm xúc này dưới dạng thông tin
  • Tập trung vào thực tại.

Một khi nhận thức rõ ràng những cảm xúc tiêu cực, việc điều chỉnh tâm trạng sẽ trở nên thuận lợi hơn. Tiếp theo, bạn hãy lựa chọn hành động có ích với từng cảm xúc. Chẳng hạn, nếu thấy trống rỗng, bạn nên cân nhắc tham gia các hoạt động tình nguyện. Hay khi thất vọng về bản thân, bạn có thể theo đuổi một sở thích mới.

Tìm kiếm chuyên gia

Nếu tâm trạng buồn bã sau ngày lễ ảnh hưởng đặc biệt nặng nề lên bạn, hãy tìm đến chuyên gia hoặc các cơ sở tâm lý uy tín. Bạn có thể tham khảo gợi ý từ chính gia đình, bạn thân hoặc các trang web tư vấn sức khỏe.

Lần đầu tổ chức tiệc, đổi quà đêm Giáng sinh ở TP.HCM

Ngại chuẩn bị thức ăn tại nhà, chúng tôi hẹn nhau mở tiệc Giáng sinh tại quán với màn đổi quà và chơi bida. Đây là lần đầu tiên cả nhóm có hoạt động chào đón Noel sôi động đến vậy.

Nhớ sống hạnh phúc nhé!

Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.

Thiên Trang

Bạn có thể quan tâm