Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Vượt qua tội lỗi khi là người chia tay

Dù bị phản bội, nhiều người vẫn mắc kẹt trong cảm giác tội lỗi sau khi nói câu chia tay. Nếu cố không tìm lối thoát, đời sống yêu đương trong tương lai sẽ bị đảo lộn.

Nhiều người trẻ rơi vào trạng thái tội lỗi dù là người nói lời chia tay. Ảnh: Ron Lach/Pexels.

“Sau vài năm, tình yêu của chúng tôi nguội lạnh dần. Tôi quyết định chủ động chia tay để giải thoát cho đôi bên. Dù vậy, chẳng hiểu sao tôi vẫn luôn thấy tội lỗi”.

“Cô ấy lén lút qua lại với người khác. Đó là lý do tôi muốn chấm dứt mối quan hệ. Tuy nhiên, cảm giác có lỗi lại đeo bám tôi. Thậm chí, có lúc tôi tự trách mình quá khó tính, không cho đối phương cơ hội sửa sai”.

Dù nói lời chia tay, nhiều người vẫn mắc kẹt trong tâm trạng dằn vặt, bứt rứt. Ở thế chủ động khi chấm dứt cuộc tình, họ sẽ luôn nghĩ chính mình là nguyên nhân gây ra sự đổ vỡ.

Tuy nhiên, rõ ràng có nhiều lý do khác dẫn đến kết thúc này. Thay vì mãi áy náy, bạn nên cho mình thêm thời gian nghỉ ngơi, hồi phục.

Dưới đây là 3 lời khuyên từ Psychology Today nhằm giúp bạn vượt qua cảm giác tội lỗi hậu chia tay.

hoi han chia tay anh 1hoi han chia tay anh 2
hoi han chia tay anh 3

Theo chuyên gia, làm rõ nguyên nhân chia tay là bước đầu để chữa lành. Ảnh: Rodnae Productions/Pexels.

Xác định nguyên nhân đổ vỡ

Trước tiên, bạn hãy gọi tên lý do thực sự dẫn đến đổ vỡ. Hành động này có thể gợi lên nhiều kỷ niệm và nỗi đau, nhưng bạn không được ngó lơ. Hiểu rõ vấn đề là bước đầu vượt lên trên cảm giác tội lỗi.

Nghiên cứu trên trên tạp chí Emerging Adulthood thống kê 5 nguồn cơn chủ yếu dẫn đến chia tay, dựa trên ý kiến của nhiều nhà tâm lý:

  • Sự (thiếu) gắn kết
  • Tính thân mật
  • Quyền làm chủ, quyết định
  • Trạng thái mối quan hệ
  • Ngoại tình

Các chuyên gia khuyến khích bạn đặt nhiều câu hỏi, tự trả lời nhằm tìm ra lý do quan trọng nhất. Sự kết nối giữa hai người quá yếu? Mối quan hệ không đủ tính thân mật? Bạn có đánh mất cá tính khi bên anh/cô ấy không? Hay đối phương muốn kết hôn, còn bạn mãi chần chừ?

Nếu cảm thấy khó khăn, hãy đặt lịch tham vấn tâm lý để được lắng nghe và hỗ trợ một cách chuyên nghiệp nhất. Đồng thời, đừng cố phán xét đúng - sai. Việc đó thật sự vô nghĩa khi cả hai đã đi đến thống nhất cuối cùng.

hoi han chia tay anh 4hoi han chia tay anh 5
hoi han chia tay anh 6

Nếu đã thực sự cố gắng trong quá trình yêu, bạn không nên dằn vặt mình hậu chia tay. Ảnh: Cottonbro/Pexels.

Chấp nhận cảm xúc

Để hồi phục, bạn cần thừa nhận trạng thái tinh thần không mấy thoải mái này. Nghe có vẻ hiển nhiên, song thực tế, nhiều người không biết gọi tên cảm xúc của mình.

Bạn có thể trò chuyện với bạn bè, người thân, hoặc viết nhật ký để bày tỏ suy nghĩ. Sau khi chấp nhận được sự tội lỗi, bạn mới bắt đầu vượt qua nó.

Đồng thời, bạn nên dành thời gian suy xét lại toàn bộ quá trình yêu với góc nhìn trung lập. Đôi bên đã vun đắp ra sao, những lỗi lầm nào gây ra rạn nứt.

Quan trọng hơn, nếu nhận thấy bản thân đã có nhiều nỗ lực cứu vãn, hoặc hết mình khi còn bên nhau, bạn nên dần gạt bỏ cảm giác hối hận. Hãy dần chấp nhận hồi kết và nghĩ về mối quan hệ với thái độ trân trọng.

Theo một nghiên cứu trên Psychological Bulletin, cảm giác tội lỗi hậu tan vỡ giúp bạn nhìn sâu vào nội tâm của mình. Nhờ vậy, đa số sẽ hiểu hơn về những thiếu sót, rút kinh nghiệm để hướng đến cuộc tình trọn vẹn hơn trong tương lai.

Tuy nhiên, bạn vẫn phải nỗ lực thoát khỏi trạng thái tinh thần này. Bằng không, cá nhân sẽ khó duy trì đời sống bình thường, thậm chí thất bại nghiêm trọng với chuyện yêu đương. Rối loạn lo âu, trầm cảm cũng là những hậu quả khó tránh.

hoi han chia tay anh 7hoi han chia tay anh 8
hoi han chia tay anh 9

Tự tha thứ là bước cuối cùng để thực sự hồi phục hậu đổ vỡ trong tình yêu. Ảnh: Cottonbro/Pexels.

Tha thứ cho mình

Sau tất cả, bạn nên bỏ qua cho bản thân. Hãy tin rằng ai cũng phạm sai lầm khi yêu, và bạn không thể chịu trách nhiệm với mọi thứ.

Thay vì quá cứng rắn, bạn nên nhẹ nhàng hơn với chính mình. Lúc này, điều cần thiết hơn cả là dành không gian, thời gian chữa lành vết thương lòng. Hơn nữa, mãi nhìn về quá khứ và hối hận chưa bao giờ là cách giải quyết đúng đắn.

“Sự tự thứ tha có ý nghĩa quan trọng trong mọi vấn đề, không riêng gì tình yêu. Hậu đổ vỡ, người biết chấp nhận, bỏ qua cho mình thường hồi phục nhanh hơn”, tâm lý gia Lydia Woodyatt khẳng định.

Một nghiên cứu trên tạp chí Tâm lý học Tích cực (Mỹ) cho thấy tình trạng rối loạn ăn uống, tự hại ít xảy ra với nhóm biết tự tha thứ. Các cá nhân này cũng dễ dàng quay lại cuộc sống bình thường, tiếp tục hành trình yêu đương lành mạnh.

Ngược lại, người cố chấp với ám ảnh chia tay dễ lặp lại sai lầm cũ trong nhiều mối quan hệ sau đó.

Hẹn hò chất lượng

Thay vì cố ép bản thân chiều ý nửa kia, bạn nên tìm kiếm, đề xuất các hoạt động yêu thích chung. Nhờ đó, đôi bên sẽ thực sự vui vẻ và tận hưởng từng khoảnh khắc bên nhau.

Helly Tống: Tôi đọc sách để tưởng tượng và lắng nghe chính mình'

Chia sẻ với Zing Lifestyle, Helly Tống nói điều làm cô thích nhất ở một cuốn sách là ngôn ngữ, cảm xúc và mạch truyện. 9X cho biết khi tò mò về một nhân vật nào đó, cô sẽ dành nhiều thời gian xem tài liệu về họ.

Nhung nguoi so yeu hinh anh

Những người sợ yêu

0

Sau một cuộc tình đổ vỡ, sẽ thật bình thường nếu bạn cảnh giác và ngần ngại yêu người tiếp theo. Nhưng sự đề phòng quá mức có thể ngăn bạn tìm thấy tình yêu thật sự.

Hoàng Kỳ

Bạn có thể quan tâm