Theo ông Hà Quốc Khanh - Nguyên Phó viện trưởng Viện khoa học Hình sự, hai người không hề có quan hệ huyết thống cha - con cũng có thể cho nhận tất cả alen của bộ kit 16 locus một cách ngẫu nhiên, chưa kể đến những người có quan hệ họ hàng gần gũi.
Các chuyên gia coi đây là một “cái bẫy” trong xét nghiệm huyết thống khi sử dụng bộ kit có số lượng locus STR hạn chế. “Ngoài ra, khi phân tích tới trên 20 locus, thấy có sự sai khác 1-2 locus giữa cha và con thì chuyên gia cũng chưa thể đưa ra kết luận ngay được”, ông Khanh nói.
Những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm ADN
Kit là bộ sinh phẩm đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn chuyên môn để thực hiện một công việc nhất định theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Xét nghiệm ADN thường có các bộ kit tách chiết, kit định lượng, kit nhân bội ADN (PCR)…
Kết quả phân tích gen thường được dựa trên số locus khác biệt. |
Có trường hợp xét nghiệm gen bằng bộ kit 24 locus cho thấy có sự sai khác ở 3 locus giữa bố và con nhưng trung tâm vẫn kết luận có quan hệ huyết thống. Sau khi được kiểm tra lại tại Gentis bằng bộ kit mở rộng với 33 locus, kết quả cho thấy có thêm 4 locus khác biệt, tức là hai người không phải cha - con.
Cần rất nhiều yếu tố để đảm bảo kết quả xét nghiệm ADN chính xác. |
Ông Khanh chia sẻ về trường hợp một người chồng đi xét nghiệm gen cho cậu con trai thì kết quả nhận được bé không phải con mình, nhưng người vợ một mực khẳng định không có quan hệ với ai khác ngoài chồng.
Sau đó, vợ chồng xuống tận Hà Nội, đến Gentis để xét nghiệm ADN. Kết quả thực sự đáng ngạc nhiên đối với cả gia đình và các chuyên viên xét nghiệm, vì có mẫu thì giống, có mẫu lại khác. Để kết luận chắc chắn, ông Khanh yêu cầu lấy mẫu một lần nữa với các loại mẫu khác nhau, phối hợp với Viện Khoa học hình sự để tiến hành. Cùng với đó, Đại tá Khanh cũng tìm hiểu các trường hợp đặc biệt trên thế giới.
Cuối cùng, theo kết luận của Gentis, cháu bé đúng là con anh Hùng. Vì anh Hùng mắc chứng Chimerism nên có tới 2 bộ gen khác nhau, dẫn đến sai khác kết quả ở những lần xét nghiệm khác nhau.
Tiêu chí lựa chọn trung tâm xét nghiệm
Theo ông Khanh, điều đầu tiên người dùng cần chú ý là lựa chọn các trung tâm có quy trình lấy mẫu, xét nghiệm, trả kết quả đảm bảo, vì chỉ cần một sai sót trong cả quá trình có thể dẫn đến kết quả sai lệch. Trong số đó, Gentis là một trong những đơn vị đầu tiên ở Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2015 về quản lý chất lượng.
Câu hỏi tiếp theo đặt ra là đơn vị xét nghiệm có máy móc, công nghệ hiện đại hay không. Đơn cử, Gentis có 2 phòng lab rộng tới 1.200 m2 tại Hà Nội và TP.HCM, với trang thiết bị hiện đại nhập từ Mỹ, Đức, Hàn Quốc… Các xét nghiệm được thực hiện tại 2 phòng thí nghiệm này, rút ngắn thời gian thực hiện và tăng tính bảo mật.
Gentis có hai phòng thí nghiệm hiện đại tại Hà Nội và TP.HCM. |
Người dùng cũng cần tham khảo xem đơn vị xét nghiệm sử dụng bộ kit bao nhiêu locus. Theo đó, Gentis sử dụng bộ kit PowerPlex Fusion, PowerPlex Y23, HDPlex, Argus X-12… của Promega (Mỹ) và Qiagen (Đức). Đây là các bộ kit được các phòng xét nghiệm ADN hình sự trên thế giới sử dụng.
Đại tá Hà Quốc Khanh - nguyên Phó viện trưởng Viện khoa học hình sự, cố vấn cấp cao của Gentis. |
Bên cạnh đó, chuyên gia giàu kinh nghiệm là điều rất quan trọng trong xét nghiệm ADN. Tại Gentis, mọi kết quả xét nghiệm ADN được kiểm tra và ký duyệt bởi ông Hà Quốc Khanh, người có hơn 30 năm kinh nghiệm giám định hình sự. Ông luôn yêu cầu kiểm tra lại dù chỉ có một chút nghi ngờ nhỏ, hoặc yêu cầu xét nghiệm bằng các bộ kit khác nhau cho một số trường hợp để ra được kết quả cuối cùng chính xác.
Việc xét nghiệm ADN là một tiến bộ của khoa học, kết quả có thể ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người yêu cầu thực hiện. Do đó, điều quan trọng nhất là bạn cần lựa chọn các trung tâm xét nghiệm đạt chuẩn, uy tín.
Bình luận