Bộ Y tế đã gửi Công điện số 1305/CĐ-BYT đến UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác xét nghiệm phòng, chống dịch Covid-19.
Theo công điện, Bộ Y tế đề nghị với các địa phương đang trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, đặc biệt lưu ý việc đánh giá tình hình dịch, phân loại các khu vực theo mức độ nguy cơ để triển khai thực hiện xét nghiệm thần tốc.
Các địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xét nghiệm trên diện rộng, trước tiên tại khu vực phong tỏa, có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao. Tổ chức tốt việc điều phối, lấy mẫu, thực hiện và trả kết quả xét nghiệm trong vòng 24 giờ để đảm bảo giá trị và tiến độ xét nghiệm.
Đến ngày 15/9, Bộ Y tế yêu cầu tại các khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, người dân được lấy mẫu xét nghiệm tại nhà/hộ gia đình ít nhất 3 lần (từ 2-3 ngày/lần); lấy mẫu đơn kháng nguyên nhanh hoặc lấy mẫu xét nghiệm rRT-PCR mẫu gộp theo nhà ở/hộ gia đình.
Tại các khu vực có nguy cơ và khu vực khác, người dân được lấy mẫu xét nghiệm tại nhà ở/hộ gia đình ít nhất một lần (5-7 ngày/lần); lấy mẫu xét nghiệm rRT-PCR mẫu gộp theo nhà ở/hộ gia đình.
Ngoài ra, địa phương cần tiếp tục xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp..., đến cơ sở khám, chữa bệnh và tại cộng đồng.
Nhân viên, người lao động (các trường hợp nguy cơ cao) tại cơ sở khám chữa bệnh, sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, người trực tiếp cung cấp dịch vụ thiết yếu thực hiện xét nghiệm 3 ngày/lần. Tổ chức thực hiện việc hướng dẫn người dân tự lấy mẫu có sự giám sát của nhân viên y tế.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở TP.HCM. Ảnh: Duy Hiệu. |
Với các địa phương khác, cơ quan này yêu cầu chủ động sàng lọc, giám sát, phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh trong cộng đồng, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm theo chỉ định của cơ quan y tế và trả kết quả chậm nhất trong vòng 24 giờ. Phương pháp xét nghiệm được áp dụng là rRT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh kết hợp với việc gộp mẫu phù hợp.
Các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp..., đến cơ sở khám, chữa bệnh hoặc tại cộng đồng cần thực hiện xét nghiệm tầm soát 100% để có biện pháp đáp ứng khoanh vùng, cách ly kịp thời, không để lây lan cộng đồng.
Địa phương thực hiện giám sát và xét nghiệm tầm soát, lấy mẫu toàn bộ hoặc đại diện thành viên nhà ở, hộ gia đình, trong phòng là người có tần suất tiếp xúc nhiều bên ngoài và sống tại khu vực nguy cơ tập trung đông người nguy cơ cao (nhà trọ, khu dân cư mật độ dân số cao…).
Nhân viên, người lao động tại các cơ sở khám chữa bệnh, sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, người trực tiếp cug cấp dịch vụ thiết yếu cần thực hiện xét nghiệm 5-7 ngày/lần.
Cuối cùng, người dân, người lao động tại cơ sở sản xuất, khu công nghiệp cần được hướng dẫn tự lấy mẫu xét nghiệm để chuẩn bị cho trường hợp dịch bệnh lây lan rộng.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.