Một bể bơi tại Barcelona, Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters. |
Quyền để ngực trần được quy định trong luật về bình đẳng của xứ Catalonia năm 2020. Tuy vậy, một số bể bơi vẫn cấm để ngực trần, làm dấy lên chỉ trích của một số nhà hoạt động.
Giờ đây, giới chức địa phương có nghĩa vụ ngăn cấm mọi hành vi phân biệt đối xử.
Ngăn cấm phụ nữ để ngực trần “vi phạm quyền tự do lựa chọn đối với cơ thể của mỗi cá nhân”, cơ quan bình đẳng và nữ quyền xứ Catalonia tuyên bố trong bức thư gửi đến chính quyền các địa phương.
Theo văn bản, giới chức địa phương cần “chống lại hành vi phân biệt đối xử với bất cứ mục đích nào, bao gồm về giới, tôn giáo hay trang phục”.
Văn bản cũng khẳng định các bể bơi cần cho phép phụ nữ cho con bú và không ngăn cấm đồ bơi kín toàn thân như “burkini” của phụ nữ Hồi giáo.
Về nguyên tắc, chính quyền xứ Catalonia có thể phạt tới 500.000 euro (gần 550.000 USD) với các địa phương không tuân thủ quy định.
“Đây là vấn đề về bình đẳng giới. Đàn ông có thể để ngực trần còn phụ nữ thì không”, bà Mariona Trabal, người phát ngôn của tổ chức nữ quyền Mugrons Lliures, nói. “Chúng tôi không rõ sao họ mất nhiều thời gian như vậy. Tuy nhiên, chúng tôi rất hạnh phúc”.
Quyền để ngực trần cho phụ nữ là vấn đề gây tranh cãi tại Tây Ban Nha. Hôm 24/6, nữ diễn viên Rocío Saiz cho biết đã phải nói chuyện với cảnh sát địa phương sau khi để ngực trần khi lên sân khấu tại thành phố Murcia, Đông Nam Tây Ban Nha, BBC cho biết.
Bản sắc Liên minh châu Âu
Zing giới thiệu cuốn sách “Bản sắc cộng đồng của liên minh Châu Âu những vấn đề lý luận và thực tiễn". Cuốn sách tập trung nghiên cứu bản sắc châu Âu trong tiến trình hình thành và phát triển của EU nhằm làm rõ khái niệm bản sắc cộng đồng mới, bản sắc khu vực và đánh giá thực tế vai trò của một bản sắc chung trong tiến trình hội nhập khu vực ở châu Âu.