Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Cách xử lý khi bị rắn độc cắn

Gần đây, thời tiết chuyển giao sang mùa mưa nên rắn xuất hiện ở khu vực xung quanh nhà tôi rất nhiều. Xin hỏi làm thế nào để phân biệt rắn độc và rắn lành cũng như cách xử trí khi bị rắn cắn?

Gần đây, thời tiết chuyển giao sang mùa mưa nên rắn xuất hiện ở khu vực xung quanh nhà tôi rất nhiều, đôi khi chúng còn bò hẳn vào nhà. Xin hỏi làm thế nào để phân biệt rắn độc và rắn lành cũng như cách xử trí khi bị rắn cắn?

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố

Trước khi sơ cứu nạn nhân bị rắn cắn, mọi người cần phải nhận dạng loại rắn để có hướng điều trị bằng kháng huyết thanh phù hợp. Rắn độc có 2 họ:

  • Họ rắn hổ: Thường gặp nhất là các loại rắn hổ đất, hổ chúa, hổ mèo, cạp nong, cạp nia.
  • Họ rắn lục: Các loại rắn họ lục thường là gặp lục đuôi đỏ, rắn lục xanh, chàm quạp.

Dấu hiệu nhận biết

Quan sát nhanh vết cắn sẽ giúp ích cho việc xác định có phải bị rắn độc cắn hay không. Thông thường, nơi bị rắn độc cắn sẽ có một số biểu hiện như: sưng, đau nhức nhiều ở chỗ bị cắn, vết cắn có 2 dấu răng nọc.

Đối với rắn họ lục: Xuất hiện các dấu hiệu tại chỗ như sưng, bầm, hoại tử và da phồng rộp chứa đầy dịch. Các biểu hiện rối loạn đông máu như xuất huyết da, niêm.

Đối với rắn họ hổ: Dấu hiệu tại chỗ ít, có thể quan sát thông qua các dấu hiệu toàn thân như: chóng mặt, buồn nôn, khó thở, yếu liệt chi.

Những điều nên làm

  • Trấn an nạn nhân để tránh nọc độc lan nhanh
  • Ngăn không cho nọc độc lan khắp cơ thể
  • Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt

Cách sơ cứu

Bất cứ trường hợp bị rắn cắn nào cũng cần được theo dõi sát, ít nhất là trong 6 giờ đầu. Đặc biệt, khi bị rắn độc cắn hoặc nghi ngờ rắn độc cắn, cần thực hiện các biện pháp sơ cứu và nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế. Cách sơ cứu như sau:

  • Cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ
  • Đặt bộ phận cơ thể bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc
  • Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước
  • Phủ lên vết cắn bằng gạc mát để giảm đau, sưng
  • Băng thun hoặc vải sạch lên vết thương và phía trên vết thương
  • Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để nơi đây xác định loại rắn cắn và dùng huyết thanh kháng nọc phù hợp.

Những việc nên tránh

  • Không nên garô phía trên vết thương vì có thể gây hoại tử chi
  • Không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc ra do có thể gây chảy máu, nhiễm trùng và tăng hấp thu nọc độc
  • Không đắp lá cây không rõ nguồn gốc lên vết thương vì có thể gây nhiễm trùng, hoại tử.

Cách phòng ngừa

Mang giày cao ống và mặc quần dài phủ ra ngoài giày là cách tốt nhất khi đi trên cỏ rậm hoặc vùng có nhiều rắn. Bên cạnh đó, mọi người nên tìm hiểu các loại rắn độc, biết cách nhận dạng chúng qua hình dạng và nơi sinh sống. Thường xuyên phát hoang khu vực xung quanh nhà để không có nơi cho rắn trú ẩn.

Không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y

Nghề bác sĩ vất vả về mặt thời gian, tổn hao nhiều năng lượng và cảm xúc. Thế nhưng, trên thế gian này, không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y. Chạy trời không khỏi đau là tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.

Nữ bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House chuẩn bị ra viện

Bệnh viện K sẽ bố trí để bác sĩ Hoàng Minh Lý trở lại làm bác sĩ lâm sàng tại cơ sở y tế này sau khi hồi phục.

Độc giả Kỳ Linh

Bạn có thể quan tâm