Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ý nghĩa của phong tục lì xì ngày Tết

Người Việt thường lì xì cho nhau để trao những lời chúc tốt đẹp nhân dịp Tết Nguyên đán.

Nguồn gốc của tục lì xì

Lì xì đầu năm vốn tồn tại từ lâu, nguồn gốc của phong tục này cũng được thêu dệt ra khá nhiều câu chuyện. Có chuyện kể rằng ngày xưa, ở Đông Hải có rất nhiều yêu quái thường xuyên gây hại bá tánh, song những ngày thường chúng luôn bị các thần tiên ở hạ giới canh giữ. Tuy nhiên, hàng năm các vị thần tiên đều phải về trời vào thời điểm giao thừa. Lúc này, yêu quái lộng hành quấy rối trẻ em đang ngủ, khiến trẻ thường giật mình khóc thét và bị sốt, nên bố mẹ thường không dám ngủ để thức canh con trẻ.

Một lần có 8 vị tiên đi ngang nhà kia thấy vậy liền hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ mấy đứa trẻ, cha mẹ chúng đem gói những đồng tiền này vào tấm vải đỏ để xua đuổi yêu quái. Phép lạ này nhanh chóng lan truyền ra khắp nhân gian, nên khi Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những cái túi màu đỏ tặng trẻ con, để trẻ chóng lớn và khỏe mạnh hơn, từ đó trở thành tục lì xì đầu năm như hiện nay.

Tục lì xì đầu năm chúc nhau sức khỏe là truyền thống tốt đẹp được lưu truyền bao đời nay.

Lại có câu chuyện kể rằng tiền lì xì được biến thể từ tục “đặt áp tế tiền” - là những đồng tiền được xâu bằng chỉ đỏ, buộc lại theo hình con rồng hoặc thanh kiếm để ở giường hoặc nôi với mục đích chống tà ma, bảo vệ giấc ngủ cho trẻ nhỏ. Theo thời gian, mọi người để tiền trong những bao giấy màu đỏ để trao cho nhau vào dịp năm mới với ý nghĩa chúc nhau sung túc, khỏe mạnh, an khang. Lì xì từ đó trở thành phong tục không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới. Dù có bao nhiêu “dị bản”, phong tục trao lì xì đầu năm luôn gắn liền với mong ước sức khỏe dồi dào cho những người thân yêu.

Bí quyết cho việc lì xì ngày Tết thêm ý nghĩa

Lưu truyền đến ngày nay, tục lì xì đã thay đổi ít nhiều bởi thói quen của người lớn dẫn đến việc con trẻ thường coi trọng “nội dung” bao lì xì mà ít quan tâm đến những ý nghĩa tốt đẹp của phong tục này. Để gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc, các bậc phụ huynh nên lưu ý không cho quá nhiều tiền vào bao lì xì và dạy trẻ biết trân trọng ý nghĩa sâu xa của phong tục này, chứ không phải giá trị vật chất trong những bao lì xì.

Bên cạnh việc giữ gìn giá trị tinh thần, người lớn còn cần bảo vệ sức khỏe cho con trẻ trong những ngày Tết. Khi qua phong tục trao lì xì, chúng ta có thể trao luôn… vi khuẩn trên tay mình cho người nhận. Theo thống kê của Lifebuoy, mỗi bao lì xì thường chứa đến 10 triệu vi khuẩn gây hại, mang nhiều mầm bệnh như đau mắt đỏ, cảm cúm, tiêu chảy… Vì thế, cả người nhận lẫn người trao đều cần chú ý giữ vệ sinh đôi tay bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, để tránh trao mầm bệnh cho nhau.

Các gia đình cần giữ vệ sinh đôi tay trong những ngày Tết để tránh trao nhau vi khuẩn gây bệnh.

Tết Nguyên đán năm nay, bên cạnh trao mừng tuổi chúc sức khỏe cho con trẻ, bố mẹ còn có thể giúp con khỏe mạnh. Đó là tặng bao “lì xì sức khỏe” làm từ xà phòng diệt khuẩn - phát minh độc đáo của nhãn hàng Lifebuoy, có thể vừa đựng tiền mừng tuổi, vừa dùng để rửa tay diệt vi khuẩn như xà phòng thông thường.

Bao “lì xì sức khỏe” của Lifebuoy cho người nhận một năm mới tràn đầy sức khỏe.

Đây cũng là một phương pháp thú vị mà phụ huynh có thể dùng để nhắc nhở con em mình bảo vệ sức khỏe bản thân bằng cách rửa tay với xà phòng diệt khuẩn thường xuyên, cho một mùa Tết thật an toàn, khỏe mạnh.



Mộc Trà

Bạn có thể quan tâm