Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ý nghĩa thực sự của câu 'cành đậu đun hạt đậu'

Ngoài "cành đậu đun hạt đậu", dân gian còn một số câu có chung ý nghĩa như "củi đậu đun đậu", "củi đậu nấu đậu", "răng cắn phải lưỡi".

giai thich thanh ngu anh 1

Cành đậu đun hạt đậu (thành ngữ): Quan hệ anh em bất hòa

Giải nghĩa:

Theo Từ điển Thành ngữ - Tục ngữ Việt Nam (NXB Văn hóa - Thông tin), "cành đậu đun hạt đậu" có nghĩa là quan hệ anh em bất hòa, hoặc chỉ việc những người có quan hệ máu mủ ruột thịt nhưng lại hãm hại, bức hiếp lẫn nhau.

Ngoài "cành đậu đun hạt đậu", dân gian còn một số câu có chung ý nghĩa như "củi đậu đun đậu", "củi đậu nấu đậu", "răng cắn phải lưỡi".

Từ điển nêu rằng câu "cành đậu đun hạt đậu" có nguồn gốc từ thời Tam Quốc. Thời đó, gia đình Tào Tháo có người con tên là Tào Thực (hay còn gọi là Tử Kiến). Y là con thứ ba và rất có tài văn thơ.

Khi Tào Tháo chết, con cả là Tào Phi lên ngôi, nhưng Tào Thực lại thấy không phục. Thấy em trai có thái độ như vậy, Tào Phi truyền bắt và ra lệnh Tào Thực phải làm thơ ứng khẩu thì mới được tha tội.

Hắn lấy đề bài là anh em, nhưng cấm em trai dùng hai chữ này. Khi đó, Tào Thực chỉ vào nồi đậu đang đun rồi đọc 4 câu thơ:

“Cành đậu đun hạt đậu

Tiếng đậu kêu ra rá

Cùng bác mẹ sinh ra

Bức nhau chi lắm tá".

Nghe Tào Thực đọc thơ, Tào Phi cảm động, tha tội cho em trai nhưng lại giáng chức làm An Lương hầu rồi đày y đến nơi xa.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Nguồn gốc ít người biết của 'xỏ lá ba que'

Thành ngữ "xỏ lá ba que" bắt nguồn từ một trò chơi có từ thời Pháp thuộc, sau đó được dùng để chỉ một kiểu người trong xã hội.

Thái An

Bạn có thể quan tâm