Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Y tế Hà Nội nỗ lực khắc phục ảnh hưởng mưa lũ

Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế Hà Nội về công tác đáp ứng y tế trong mùa mưa lũ năm 2024, nhiều trường hợp được ghi nhận mắc các bệnh về da, tiêu hóa, sốt xuất huyết...

Cán bộ Trạm y tế xã Hồng Thái (Trung tâm Y tế huyện Phú Xuyên) hướng dẫn người dân vệ sinh môi trường tại hộ gia đình. Ảnh: Sở Y tế Hà Nội.

Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế, do ảnh hưởng của bão số 3 với cường độ rất mạnh, toàn thành phố có 27 quận/huyện, 184 xã/phường, 449 điểm ngập úng.

Với phương châm nước rút đến đâu, xử lý môi trường đến đó, ngành y tế Hà Nội đã chỉ đạo tập trung nguồn lực cho công tác vệ sinh môi trường.

Tính đến chiều 15/9, trên địa bàn thành phố còn 15 quận/huyện, 101 xã/phường, 302 điểm ngập úng. Tổng số hộ gia đình bị ngập là 39.116 hộ, số hộ hiện còn ngập 13.540 hộ, số hộ đã được xử lý môi trường là gần 24.000 hộ. Bên cạnh đó, thành phố có 52 điểm chân rác bị ngập, trong đó đã xử lý được 36 điểm.

Về tình hình dịch, bệnh trong khu vực ngập lụt, theo báo cáo có 508 bệnh nhân mắc bệnh về da, 42 ca mắc bệnh tiêu hóa, 117 trường hợp mắc bệnh về mắt, 1 ca mắc sốt xuất huyết.

Các đơn vị đã chủ động cấp phát thuốc phòng bệnh gồm: thuốc kháng sinh đường ruột, thuốc bôi ngoài da, men tiêu hoá, thuốc nhỏ mắt cho người dân tại các điểm ngập úng như tại huyện Quốc Oai phát 21 loại thuốc, huyện Sóc Sơn phát 9 loại thuốc, huyện Chương Mỹ phát 13 loại thuốc.

Về cấp phát thuốc, hóa chất khử trùng, các trung tâm y tế đã cấp 5.450 kg Cloramin B, 620kg vôi bột, 30,4 kg phèn chua phục vụ cho công tác xử lý nước, môi trường.

Tình hình ngập úng tại các cơ sở y tế, tính đến chiều 15/9 có 5 Trạm Y tế là Mỹ Lương và Nam Phương Tiến A (Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ), Trạm Y tế Ngô Quyền (Trung tâm Y tế Sơn Tây), Trạm Y tế Phù Lưu và Hồng Quang (Trung tâm Y tế Ứng Hòa) còn bị ngập.

Các trạm bị ngập được bố trí sang các địa điểm tạm thời để đảm bảo an toàn về nhân lực, tài sản, trang thiết bị, thuốc... tiếp tục thực hiện công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức nhân dân địa phương.

Về tình hình khám, chữa bệnh, các cơ sở y tế đảm bảo tốt hoạt động khám, chữa bệnh trên địa bàn; Tổ chức thường trực khám chữa bệnh 24/24 giờ, không để gián đoạn công tác khám, chữa bệnh.

Trong thời gian tới, Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo các bệnh viện tuyến thành phố, bệnh viện ngoài công lập và các bệnh viện trên địa bàn, hệ thống y tế tư nhân sẵn sàng tham gia cứu nạn, nhận và triển khai nhiệm vụ hỗ trợ khi có yêu cầu của cấp trên.

Về vệ sinh môi trường, Sở Y tế đề nghị tiếp tục triển khai các hoạt động tổng vệ sinh môi trường khi nước rút theo phương châm nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó; tổ chức thu gom xử lý xác động vật phát sinh các bệnh truyền nhiễm, phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các khu vực có nguy cơ.

CẢI CHÍNH

Lúc 19h36 ngày 18/9, Tri Thức - Znews đăng tải bản tin với tiêu đề "Hơn 500 người ở vùng lụt Hà Nội cùng mắc một loại bệnh".

Qua kiểm tra, chúng tôi nhận thấy tiêu đề như trên là chưa phù hợp, có thể gây hiểu nhầm, Tri Thức - Znews đã sửa lại tiêu đề bản tin là "Y tế Hà Nội nỗ lực khắc phục ảnh hưởng mưa lũ".

Tri Thức - Znews xin cải chính và cáo lỗi với độc giả về tiêu đề chưa phù hợp nêu trên.

Làm thế nào để xua tan cơn giận dữ hay nỗi sợ hãi? Điều gì ảnh hưởng đến giấc ngủ hay nên đi ngủ vào thời gian nào? Nhằm nghiên cứu và đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho bạn đọc, Tri thức trực tuyến giới thiệu cuốn Yang sheng: Chữa lành cơ thể, làm đẹp tâm hồn của tác giả Katie Brindle.

Cuốn sách hướng dẫn bạn đọc những kỹ thuật để khai thác hiệu quả việc sử dụng hơi thở cũng như nụ cười, chiếc lược, lòng bàn chân… để thư giãn và tự chữa lành những tổn thương trong cơ thể về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Liên tiếp nhiều người nhiễm vi khuẩn Whitmore nhập viện

Các bệnh nhân đều nhập viện trong tình trạng sốt cao, viêm và áp xe ở nhiều vị trí trên cơ thể. Có trường hợp vi khuẩn xâm nhập sâu, gây đau nhức trong xương.

Tiểu Huệ

Bạn có thể quan tâm