Tiền không bao giờ là đủ
Một fan chân chính không chỉ muốn sở hữu đĩa nhạc “hàng thật giá thật” trên tay - thay vì mua nhạc số - mà còn muốn có bộ sưu tập của tất cả những món đồ liên quan tới thần tượng. Fan Kpop sẵn sàng móc ví để mua que vẫy sáng được thiết kế màu sắc, kiểu dáng riêng cho câu lạc bộ hâm mộ, các sản phẩm lưu niệm do công ty quản lý sản xuất như móc khóa, cốc, vòng đeo có hình thần tượng.... Danh sách mơ ước có thể khiến bạn thâm hụt ngân quỹ nặng.
Công ty SM Entertainment còn bán kem, bánh ngọt ghi tên nghệ sĩ như SHINee, EXO, f(x)... |
Múi giờ khác biệt
Bạn không sống ở Hàn Quốc nhưng muốn xem chương trình thần tượng biểu diễn, ra mắt album mới phát sóng trực tiếp vào lúc 3 giờ sáng (theo giờ địa phương nơi bạn ở). Không gì có thể ngăn cản bạn, trừ cơn buồn ngủ khó cưỡng.
Nỗi khát khao phụ đề
Ngoài nghe nhạc, “mọt fan” Kpop rất chăm chỉ theo dõi các chương trình truyền hình mà thần tượng góp mặt. Rào cản ngôn ngữ là rắc rối lớn nhất, trừ khi ngoại ngữ của bạn là tiếng Hàn. Bạn không nên hy vọng nhiều nếu nhìn thấy thông tin thần tượng vừa xuất hiện trong một show yêu thích.
Phụ đề - phổ biến nhất là tiếng Anh, hoặc may mắn ở bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn - thường không hoàn thành và chia sẻ online trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Và nếu bạn thiếu may mắn, chương trình đó chẳng bao giờ được làm phụ đề.
Concert không tổ chức ở nơi bạn sống
Nhiều năm qua, các công ty giải trí, đài truyền hình Hàn nỗ lực mang làn sóng Hallyu ra ngoài biên giới qua các concert, tour diễn thế giới... Tuy nhiên, họ không thể dừng chân ở mọi điểm đến trên trái đất này.
SHINee quậy tưng sân khấu Mỹ Đình, Hà Nội trong Music Bank tháng 3. |
Nếu bạn không ở những quốc gia, khu vực phát triển, hoặc là điểm biểu diễn quen thuộc của ca sĩ Hàn, như châu Á, Mỹ, hay châu Âu, bạn chỉ còn biết cầu nguyện “một ngày nào đó”. Giải pháp “giải khát” cuối cùng là mua đĩa DVD concert và xem ở nhà.
Nỗi thiệt thòi mang tên fanmeeting, ký tặng
Khả năng lớn nhất để bạn nhìn thấy thần tượng Kpop ngoài đời thật là khi họ tới biểu diễn ở nước bạn. Nhưng fan quốc tế còn lỡ mất rất nhiều dịp tiếp xúc trực tiếp khác, như sự kiện ôm miễn phí, fanmeeting, ký tặng... Những chương trình bên lề này được tổ chức khá thường xuyên ở Hàn Quốc.
Không thể tham gia nhiều cuộc thi
“Hãy nắm bắt cơ hội gặp nhóm nhạc A và một ngày đi chơi cùng họ”, hay “Phần thưởng là áo phông có chữ ký”. Nếu bạn từng nhìn thấy những dòng này trong quảng cáo ở Hàn Quốc hay qua các chương trình truyền hình của xứ kim chi, bạn có thể cần phải ở Hàn để tham dự các cuộc thi.
Chi phí chuyển hàng
Áo của thần tượng? Mỹ phẩm thần tượng quảng cáo? Đồ lưu niệm? Bạn có thể phải từ bỏ niềm đam mê nếu nhìn thấy chi phí chuyển hàng từ Hàn Quốc tới nơi mình ở. Nó có thể lên tới 30 USD tiền chuyển hàng cho một món đồ trị giá 10 USD.
Không thể tham quan những địa điểm chỉ Hàn Quốc mới có
Bạn đã từng ghen tị khi nhìn ảnh của những fan may mắn tới Hàn Quốc, ghé thăm trụ sở, thậm chí quán cafe của những công ty giải trí?
Khu phức hợp SMTOWN ở COEX Artium, Seoul, gồm studio, khu cafe, nhà hát là điểm tham quan của fan nhà SM. |
Hạn chế truyền thông
Bạn háo hức lên mạng, chuẩn bị theo dõi đường truyền trực tiếp từ show ca nhạc có thần tượng của bạn biểu diễn. Khi bạn bấm vào đường link, dòng chữ “Xin lỗi, nội dung này bị chặn ở nước bạn” hiện lên. Bạn đành phải chờ bản thu lại chia sẻ sau đó.
Bạn không sống ở Hàn Quốc
Có lẽ nỗi niềm ghét bỏ lớn nhất và rõ ràng nhất của fan Kpop quốc tế là bạn không sống ở xứ kim chi. Con đường giúp bạn tiếp xúc, cảm nhận và trải nghiệm thế giới Kpop tốt nhất là ở chính Hàn Quốc.
Bạn không thể nếm món ăn Hàn Quốc chính hiệu, không thể đứng ở nơi idol đã đi qua, nhà hàng họ đã ghé, hay chờ nhìn mặt, vẫy chào thần tượng trước cửa công ty, đài truyền hình... Không ít fan quốc tế sẵn sàng “chịu chi” để mua một tấm vé, đặt tour tới đất nước sinh ra Kpop để hoàn thành ước mơ của mình.
Bạn có thể gặp sao nhà YG như Big Bang, WINNER... ở quán ăn do ông chủ công ty mở ở Hongdae, Hàn Quốc. |