Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

SLIDING

11 món ăn gây 'tranh chấp chủ quyền' trên thế giới

Danh sách những món ăn mà nguồn gốc của chúng vốn không rõ ràng, luôn có nhiều hơn một quốc gia tự nhận là quê hương của mình, gây ra những cuộc tranh cãi không dứt.

Nhung mon an gay tranh chap chu quyen anh 1

Gà rán, khoai tây chiên, hamburger hay kimchi... đều là những món ăn quốc dân đang gây nên những cuộc "tranh chấp chủ quyền" mà không quốc gia nào chịu nhún nhường.

Nhung mon an gay tranh chap chu quyen anh 2

1. Bánh táo - châu Âu và Mỹ

Có giả thuyết khẳng định bánh táo có nguồn gốc từ Mỹ, bản thân người Mỹ cũng tự nhận điều này bằng câu cửa miệng "American as apple pie".

Tuy nhiên, công thức làm món này lại được tìm thấy ở châu Âu, cụ thể là bằng tiếng Hà Lan, Anh và Pháp.

Nhung mon an gay tranh chap chu quyen anh 3

2. Baklava - Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp

Baklava là món bánh tráng miệng ngọt ngào có niên đại hàng trăm năm, cũng là nguyên nhân gây tranh chấp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.

Năm 2012, khi Tổng thống Obama nói ông "thích ăn baklava Hy Lạp" đã gây ra một cuộc xung đột nhỏ giữa 2 nước. Điều đáng nói là các tài liệu nghiên cứu lại chỉ ra nguồn gốc baklava là ở La Mã cổ đại.

Nhung mon an gay tranh chap chu quyen anh 4

3. Hamburger - Mỹ và Đức

Phiên bản hamburger hiện tại gắn liền với tên tuổi của 4 người Mỹ đã phát minh ra là Charlie Nagreen, Louis Lassen, Oscar Weber Bilby và anh em The Mench. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ ra rằng ý tưởng kẹp patty thịt đến từ Bắc Âu và được những người nhập cư Đức mang đến nước Mỹ.

Ngày nay, món ăn này trở thành một nét văn hóa của ẩm thực Mỹ và gắn liền cả với tên thành phố Hamburg của Đức.

Nhung mon an gay tranh chap chu quyen anh 5

4. Creme Brulee - Pháp và Tây Ban Nha

Creme brulee của Pháp rất giống với món creme Catalana, chỉ khác một chút về hương vị cam quýt có trong phiên bản của Tây Ban Nha.

Không ai chắc chắn nguồn gốc món này mặc dù cả 2 nước đều tự nhận là của họ. Ngoài ra, một phiên bản tiếng Anh của món này được gọi là kem cháy.

Nhung mon an gay tranh chap chu quyen anh 6

5. Khoai tây chiên - Pháp và Bỉ

Khoai tây chiên nổi tiếng khi đầu bếp của tổng thống Mỹ Jefferson (1743-1826) làm món khoai tây xắt nhỏ "kiểu Pháp" và gắn liền với biệt danh hiện tại của món ăn này.

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng có thể món ăn đã có ở Bỉ từ thế kỷ 17, những người lính Mỹ bị nhầm lẫn đây là món ăn Pháp khi họ đang ở trên đất Bỉ.

Nhung mon an gay tranh chap chu quyen anh 7

6. Gà rán - Scotland và Mỹ

Gà rán Kentucky của Harland Sanders gắn liền với ẩm thực Mỹ từ những năm 1930. Khi đó, gà được phủ trong 11 loại gia vị và thảo mộc trước khi chiên giòn.

Tuy nhiên, nguồn gốc thực sự món này lại ở bên kia Đại Tây Dương, do những người Scotland sáng tạo và theo dòng nhập cư đến Mỹ.

Nhung mon an gay tranh chap chu quyen anh 8

7. Kimchi - Hàn Quốc và Nhật Bản

Kimchi là món ăn quốc dân và xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc. Thế nhưng, năm 1996, Nhật Bản tuyên bố đây là món ăn chính thức của thế vận hội Atlanta.

Hàn Quốc cũng trả đũa bằng cách vận động Tổ chức Y tế Thế giới và Ủy ban Codex Alimentarius của Tổ chức Nông lương để thiết lập một tiêu chuẩn toàn cầu về "các sản phẩm rau lên men giống kimchi".

Nhung mon an gay tranh chap chu quyen anh 9

8. Pavlova: New Zealand và Australia

Việc đặt meringue, kem và trái cây với nhau không phải là một ý tưởng mới lạ của món ăn này, song pavlova lại được coi là món ăn quốc dân ở cả New Zealand và Australia.

Australia cho rằng pavlova được phát minh để vinh danh nữ diễn viên ballet Anna Pavlova khi cô lưu diễn tại đất nước năm 1920. New Zealand cũng tranh luận tương tự và được nhà sử học thực phẩm Helen Leach ủng hộ trong cuốn sách Câu chuyện Pavlova của cô.

Nhung mon an gay tranh chap chu quyen anh 10

9. Phô mai Feta - Hy Lạp và châu Âu

Feta là một loại phô mai được làm ở Hy Lạp bằng sữa cừu và sữa dê trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên năm 2002, feta được chứng nhất sản xuất và bảo vệ xuất xứ ở liên minh châu Âu.

Theo luật pháp của châu Âu, chỉ một số vùng của Hy Lạp với cách làm truyền thống mới được phép gọi món này là "feta". Các phiên bản khác là "phô mai trắng" và "phô mai trắng muối" được tìm thấy ở Biển Đen và quanh Địa Trung Hải.

Nhung mon an gay tranh chap chu quyen anh 11

10. Falafel: Ai Cập và Trung Đông

Những quả bóng đậu chiên này được ưa thích và khá nổi tiếng trên thế giới, có ít nhất 4 quốc gia ở Trung Đông khẳng định nguồn gốc của món ăn này là Ai Cập, Israel, Liban và Palestine.

 Nhắc đến falafel, du khách quốc tế sẽ nghĩ đến Ai Cập đầu tiên, nhưng bạn không nên nói điều đó khi đang ở Israel.

Nhung mon an gay tranh chap chu quyen anh 12

11. Cơm Jollof - Nigeria và các nước Tây Phi

Nhiều tài liệu chỉ ra món cơm Jollof có nguồn gốc từ Nigeria. Tuy nhiên khá nhiều nước ở Tây Phi cũng tuyên bố chủ quyền của món ăn cay này.

Thực tế, cơm jollof có tên gọi và phiên bản khác ở khắp Tây Phi. Một cuộc khảo sát cho thấy phần lớn độc giả xác nhận món ăn này có nguồn gốc Ghana, tiếp theo thứ tự là Senegal, Nigeria, Botswana và Cameroon.


An Ngọc

Bạn có thể quan tâm