Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

2 trải nghiệm open relationship ở Việt Nam

Các bạn trẻ có những trải nghiệm khác nhau với một mối quan hệ mở.

dong thuan,  chuyen gia,  tam ly anh 1dong thuan,  chuyen gia,  tam ly anh 2

Các bạn trẻ có những trải nghiệm khác nhau với một mối quan hệ mở.

Open relationship là mối quan hệ mà hai người có sự đồng thuận để đối phương theo đuổi tình dục hoặc đôi khi là sự gắn bó tình cảm với người khác.

Open relationship khá phổ biến ở những nước có quan niệm về tình dục cởi mở. Chuyên gia nhận định mối quan hệ này mang lại lợi ích và cả những rủi ro.

Open relationship ở Việt Nam đang được nhìn nhận thế nào? Zing đã có cuộc trò chuyện với các bạn trẻ và cả chuyên gia về vấn đề này.


Tôi ghen tuông và tự ti khi có open relationship

N.M.H (28 tuổi, chuyên gia đầu tư) chia sẻ trải nghiệm open relationship.

"Tôi và bạn gái đã ở cạnh nhau 7 năm. Khi phát hiện ra cô ấy đang nhắn tin thân thiết với một anh đồng nghiệp, tôi khá thất vọng. Sau đó, chúng tôi đã ngồi xuống nói chuyện và trao đổi thẳng thắn về những cảm xúc của mình.

dong thuan,  chuyen gia,  tam ly anh 3dong thuan,  chuyen gia,  tam ly anh 4

Bạn gái tôi nói rằng cô ấy vẫn yêu tôi nhưng không cưỡng lại được sự thú vị của một mối quan hệ mới. Tôi cũng thấy khoảng 2 năm nay, chúng tôi ở bên nhau bình lặng như một thói quen."

Cuối cùng, M.H quyết định cả hai sẽ được thoải mái với những mối quan hệ ngoài luồng. Bạn gái anh bắt đầu hẹn hò với đồng nghiệp. M.H cũng đi chơi với vài cô gái.

"2 tuần đầu tiên, mọi thứ diễn ra rất ổn. Chúng tôi vui vẻ kể cho nhau nghe những trải nghiệm mới. Trông bạn gái tôi rạng rỡ và tươi tắn hơn rất nhiều.

Tuy nhiên sau đó, tôi luôn ở trong trạng thái ghen tuông và tò mò không biết người yêu mình đang làm gì, cảm thấy thế nào. Tôi cũng so sánh bản thân với anh đồng nghiệp kia và thấy rất tự ti". - M.H chia sẻ.

M.H đem cảm xúc của mình thú thật với bạn gái. "May mắn là cô ấy cũng cảm thấy điều tương tự. Cô ấy nói rằng ở bên người khác dù thú vị nhưng không có cảm giác bình yên, an toàn".

Cuối cùng, cặp đôi quyết định chọn cách kết thúc open relationship và tập trung vun đắp cho mối quan hệ của mình. Open relationship đã dạy cho cả hai nhiều điều. Điều quý giá nhất chính là phải biết trân trọng người kia và luôn phải nỗ lực, cố gắng vì mối quan hệ.


Tôi và bạn trai đặt ra luật khi có open relationship

B.V (24 tuổi, chuyên viên Marketing) khẳng định cô và bạn trai thoải mái với open relationship.

"Bạn trai tôi lớn lên ở nước ngoài nên suy nghĩ khá phóng khoáng. Trước đó, chúng tôi từng nhiều lần đề cập và tranh luận về vấn đề này. Cả hai quyết định chọn open relationship để mối quan hệ trở nên thú vị hơn".

dong thuan,  chuyen gia,  tam ly anh 5dong thuan,  chuyen gia,  tam ly anh 6

Việc gặp gỡ đối tượng khác của B.V và bạn trai thường diễn ra 1-2 lần/ tháng. Trước khi đi, họ đều thông báo cho nhau mọi thứ bao gồm người kia là ai, thân thiết tới mức độ nào cùng địa điểm, thời gian gặp.

"Tôi và bạn trai luôn rõ ràng với người thứ 3. Họ biết rằng chúng tôi đang trong một mối quan hệ nghiêm túc và sẽ không bao giờ vì chuyện này mà chia tay nhau. Trên hết, cả hai sẽ không bao giờ ngủ qua đêm tại nhà người khác".

B.V quan niệm mỗi người phải thấy hạnh phúc, thoải mái với bản thân thì mới có thể hạnh phúc, thoải mái trong mối quan hệ. Cô và bạn trai cảm thấy hài lòng với lựa chọn này. Chất lượng tình cảm của họ được nâng cao. Cả hai cũng không có cảm giác bất an về đối phương.

"Đôi khi, tôi còn cảm thấy thích thú khi biết bạn trai có sức hút trong mắt người khác"- B.V khẳng định.

Cô và bạn trai chọn cách không công khai rộng rãi như thể hiện open relationship trên mạng xã hội. Nhưng họ không thấy ngại hay phải che giấu với bạn bè thân thiết.


Chuyên gia nói gì về open relationship?

Thuỷ Lê (Giảng viên và tư vấn viên tại Học Viện Proctor Gallagher) khẳng định không nên tiếp cận open relationship ở góc độ nhu cầu sinh lý đơn thuần. Theo hướng tiêu cực, open relationship có thể để lại những tổn thương trong tâm hồn và chất lượng sống sau này.

"Nếu open relationship đi theo hướng tích cực, tâm hồn và thể xác của cả hai hòa hợp, đó sẽ là trạng thái hạnh phúc khó diễn đạt hết bằng ngôn từ” - chị khẳng định.

Hoàng Minh Tố Nga (Tiến sỹ Đo lường Định lượng trong Tâm lý và Giáo dục, Đại học Minnesota, Mỹ) bày tỏ quan điểm từ góc độ hôn nhân. Chị cho rằng hôn nhân và gia đình đòi hỏi sự cam kết chung sống và tình yêu thương trọn vẹn. Mỗi người đều cần vượt qua chính bản thân mình để thấu hiểu, yêu thương và tha thứ cho đối phương trong lúc khó khăn và gian truân.

"Tình yêu tự bản thân nó là duy nhất. Khi cam kết nửa mùa, khi sống với nhau nửa mùa, khi yêu thương nửa mùa, ta sẽ không bao giờ có được hạnh phúc. Open relationship có thể giúp thoả mãn những nhu cầu cấp thấp nhưng sẽ bỏ sót phần còn lại của bức tranh" - vị tiến sỹ chia sẻ.

Theo chị, dù cả hai có sự đồng thuận, open relationship thực chất chỉ là sự thoả hiệp, có thể để bảo vệ một điều gì đó thực dụng mà người ta sợ mất mát. Ví dụ như sự an toàn tài chính hoặc thể diện với con cái, gia đình đôi bên hay xã hội.

"Bản chất của mối quan hệ "đã buông tay nhưng nhìn có vẻ đang cầm tay" này rất giả. Bởi vì nó đã tan vỡ từ bên trong" - chị khẳng định.

Open relationship la gi? hinh anh

Open relationship là gì?

0

Open relationship mang lại lợi ích và cả những rủi ro. Để bước vào mối quan hệ kiểu này, bạn cần có một chiến lược đúng đắn.

Diệu Thanh

Minh họa: Mỷ Thi

Bạn có thể quan tâm