Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại thành phố, 31 trường hợp nặng. Họ đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM (12), Bệnh viện Chợ Rẫy (3), Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (7), Bệnh viện điều trị Covid-19 huyện Củ Chi (4), Bệnh viện điều trị Covid-19 Trưng Vương (5).
Cũng trong cuộc họp báo, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) Nguyễn Trí Dũng cho biết theo báo cáo của các bệnh viện đang điều trị ca mắc Covid-19, ngày càng nhiều bệnh nhân nhiễm nCoV không có triệu chứng (khoảng 68%).
Theo ông Dũng, trong ngày đầu, khoảng 68% bệnh nhân có triệu chứng khi mắc Covid-19. Tuy nhiên, hiện tại, tình huống đảo ngược.
Khi phát hiện ca chỉ điểm đến bệnh viện, truy ngược lại, họ đã tiếp xúc nhiều người và tạo thành chùm ca bệnh. Hầu hết, họ không có triệu chứng và bệnh rất mơ hồ. Điều này gây khó khăn cho ngành y tế TP.HCM trong việc truy vết, xác định người mắc Covid-19.
"Nếu họ không có triệu chứng và không đi khám bệnh, chùm ca nhiễm này rất có thể bị bỏ qua", ông Dũng cảnh báo.
Theo Giám đốc HCDC, qua báo cáo tình hình điều trị của các bệnh viện, có thể thấy rằng khi chủng delta càng biến đổi nhiều thế hệ thì chúng sẽ dần hình thành 2 trạng thái. Thứ nhất là tốc độ lây lan nhanh và thứ 2 là độc lực giảm. "Điều này phải chăng đang xảy ra ở thành phố, nghĩa là virus SARS-CoV-2 vẫn có tốc độ lây lan nhanh nhưng khả năng gây bệnh và mức độ biểu hiện bệnh khá nhẹ", ông Dũng nói.
Do đó, lãnh đạo HCDC xác định phương hướng ngành y tế TP.HCM hiện nay truy vết tìm rắn độc thay vì truy vết tìm rắn nước. Đó là tập trung bảo vệ đối tượng nguy cơ, tiêm vaccine bảo vệ người trong trại dưỡng lão. Điều này có thể cân nhắc áp dụng trong giai đoạn tiếp theo. Còn hiện tại, TP.HCM vẫn tập trung truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm để chặn đứng nguồn lây của chuỗi hiện tại.
Cũng trong cuộc họp báo, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết từ 6h ngày 24/6 đến 6h ngày 25/6, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) ghi nhận 667 trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2. Đây là con số nghi nhiễm nCoV cao nhất tại TP.HCM từ trước đến nay.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nói: "Trong suốt đợt dịch này, hôm qua là ngày có trường hợp dương tính cao nhất".
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.