![]() |
1. Không cần lúc nào cũng phải làm con vui: Mất một thời gian, bà Gretchen Rubin mới nhận ra những lời khuyên sáo rỗng như "Hãy lạc quan lên!", "Không tệ như con nghĩ đâu!"... chẳng có tác dụng gì với các con cái. Bà cố gắng làm trẻ vui vẻ hơn, nhưng chúng lại thấy tệ hơn. Thay vào đó, chúng lại cảm thấy được an ủi khi bà nói những điều như "Có vẻ như con đã rất lo lắng khi làm bài thi", "Bài toán này chính mẹ cũng thấy khó"... Dần dà, vị chuyên gia nhận ra cách tốt nhất để giúp ai đó cảm thấy tốt hơn là thừa nhận và đồng cảm với cảm xúc tiêu cực của họ. |
![]() |
2. Thể hiện tình yêu bằng sự chấp nhận: Một điều mà bà Gretchen Rubin trăn trở trong hành trình làm mẹ là bà yêu các con vô điều kiện, không mong chúng thay đổi bất cứ điều gì. Nhưng bà lại luôn thúc giục, khuyến khích con hoàn thiện hơn. Sau này, bà mới hiểu tình yêu đích thực vừa là sự chấp nhận vô điều kiện, vừa là sự kỳ vọng. Yêu thương nghĩa là trân trọng con người con hiện tại, nhưng cũng tin tưởng và mong muốn con phát triển tốt nhất. |
![]() |
3. Con lớn lên nhanh hơn bạn nghĩ: Bà Rubin từng nhận ra một nghịch lý khi làm cha mẹ: Có những ngày bận rộn hay những tuần mệt mỏi tưởng như dài lê thê, nhưng một năm học của con lại trôi qua trong chớp mắt. Mới hôm nào còn dắt con đến lớp mầm non, ngoảnh lại đã thấy con xúng xính mặc đồng phục cấp hai và trưởng thành. |
![]() |
Bà Runbin kết luận rằng khi làm cha mẹ, phụ huynh phải sống trong những nghịch lý của thời gian, đó là một ngày có thể dài đằng đẵng, nhưng những năm tháng tuổi thơ của con lại vụt qua trong chớp mắt. Vì vậy, đừng để thời gian trôi qua một cách vô thức. Hãy hiện diện bên cạnh con, dù là trong những điều bình dị nhất. Đó chính là cách cha mẹ đồng hành cùng con trong hành trình lớn lên. |
![]() |
4. Yêu thương bản thân để trở thành cha mẹ tốt hơn: Trên hành trình làm mẹ, bà Rubin nhận ra sự thay đổi ở chính mình mang lại những tác động tích cực đến các con. Khi ngủ đủ giấc, bà bớt đi sự cáu kỉnh; khi dành thời gian cho riêng mình, bà không còn tất bật; khi bà giữ được sự lạc quan và hài hước, các con của bà cũng trở nên bình tĩnh và vui vẻ hơn. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.