![]() |
1. Tập trung và tỉnh táo: Những người tiếp thu nhanh không đơn giản chỉ đọc lướt qua tài liệu mà họ đầu tư thời gian để suy ngẫm về nội dung. Họ đặt câu hỏi, kết nối kiến thức mới với hiểu biết sẵn có và luôn tìm cách hiểu cốt lõi vấn đề. Đây không đơn thuần là sự chậm rãi, cẩn thận mà còn là khả năng nhận thức về việc học. Họ hiểu mình đang học gì, vì sao cần học và làm thế nào để áp dụng kiến thức đó. Nhờ vậy, việc học trở nên hiệu quả, bền vững và dễ chuyển thành kỹ năng thực tiễn. |
![]() |
2. Không sợ mắc lỗi: Những người tiếp thu nhanh sở hữu tư duy phát triển, tức họ tin rằng khả năng của mình có thể được trau dồi thông qua sự nỗ lực và kiên trì. Thay vì nản lòng trước sai sót, họ xem chúng là bài học để cải thiện tư duy, kiến thức. |
![]() |
3. Tò mò: Những người học nhanh thường có động lực bên trong để khám phá, đặt câu hỏi và tìm câu trả lời. Nhờ sự tò mò, họ không chỉ dừng lại ở kiến thức cơ bản mà còn tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc, lợi ích và ứng dụng thực tế của nó. Sự tò mò khiến quá trình học trở nên thú vị hơn và giúp hiểu vấn đề một cách sâu sắc. |
![]() |
4. Gợi nhớ chủ động: Thay vì chỉ đọc hoặc nghe thụ động, những người tiếp thu nhanh chủ động kiểm tra trí nhớ và mức độ hiểu của mình trong quá trình học. Họ làm điều này thông qua các cách như làm bài kiểm tra nhỏ, tự tóm tắt lại kiến thức bằng tư duy của mình... Nếu mục tiêu của bạn là tối ưu hóa tốc độ học tập, hãy cân nhắc việc gợi nhớ chủ động trong lịch trình học tập hàng ngày. |
![]() |
5. Không tuyệt đối tin vào trực giác: Trực giác đôi khi có thể mách bảo chúng ta hướng đi, nhưng những người tiếp thu nhanh hiểu rằng cảm giác đó không phải lúc nào cũng đúng, nhất là khi gặp kiến thức mới và phức tạp. Họ nhận thức được rằng quá trình học tập đòi hỏi phải đặt nghi vấn, ngay cả với những kiến thức đã có từ lâu. Điều đó đòi hỏi phải suy nghĩ thật kỹ, biết phân tích và sẵn sàng chấp nhận cảm giác ban đầu đôi khi lại dẫn mình đi sai hướng. |
![]() |
6. Nghiền ngẫm những gì đã học: Người tiếp thu nhanh sẽ chủ động dành thời gian nhìn nhận lại những gì đã học được, phân tích mức độ hiểu biết hiện tại và vạch ra kế hoạch học tập cho những chặng đường tiếp theo. Chính sự suy ngẫm này giúp họ phát hiện những khoảng trống kiến thức, hiểu rõ những điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần khắc phục, từ đó xây dựng các chiến lược học tập hiệu quả hơn. |
![]() |
7. Nghỉ ngơi thông minh: Bạn có từng học liên tục để chuẩn bị cho kỳ thi, rồi hôm sau lại quên gần hết những gì mình đã học? Những người học hiệu quả hiểu rõ cảm giác này và biết rằng nghỉ ngơi đúng cách rất quan trọng. Họ không học một lèo, mà chia nhỏ thời gian học kết hợp với nghỉ ngắn. Cách này giúp đầu óc bớt quá tải và nhớ lâu hơn. Hãy nhớ rằng nghỉ ngơi không phải là lười, mà là một chiến lược thông minh trong học tập. |
Cuốn sách Giải mã trẻ cá biệt - Hiểu, Hợp tác, Hành động của tiến sĩ Ross W. Greene mở ra một góc nhìn toàn diện và nhân văn hơn về những trẻ bị gắn mác "cá biệt". Thay vì trừng phạt, chúng ta có thể giúp các em rèn luyện những kỹ năng thiếu hụt để biến đổi hành vi.
Cuốn sách không chỉ mang đến những nghiên cứu khoa học tâm lý hành vi sâu sát, mà còn cung cấp phương pháp giáo dục thực tiễn, giúp phụ huynh và giáo viên áp dụng hiệu quả.