![]() |
Cảm cúm có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Ảnh: Freepik. |
Cúm lây lan qua giọt bắn từ người bệnh khi họ ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Tuy nhiên, theo TODAY, một số thói quen phổ biến khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc cúm.
Không vệ sinh điện thoại
Điện thoại di động là vật dụng được sử dụng thường xuyên, ở nhiều nơi khác nhau, từ nơi công cộng, nhà riêng đến phòng tắm hoặc cho người khác mượn. Trong quá trình này, điện thoại dễ bị nhiễm vi khuẩn, đặc biệt nếu được người nhiễm cúm sử dụng.
Nếu không được làm sạch đúng cách, điện thoại có thể trở thành nguồn lây nhiễm cúm. Khi cầm điện thoại sát mặt để gọi, vi khuẩn từ miệng có thể lây lên bề mặt điện thoại và ngược lại. Mặc dù không phải là nguyên nhân chính gây bệnh, nhưng điều này làm tăng khả năng tiếp xúc với vi khuẩn cúm.
Không ngủ đủ giấc
Trong khi ngủ, tế bào T và các chất chống viêm cần thiết được sản xuất để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Nếu thiếu ngủ, số lượng tế bào T giảm và mức độ chất chống viêm tăng lên quá mức, gây ra viêm nhiễm trong cơ thể. Điều này làm cho cơ thể dễ bị nhiễm cúm và các bệnh khác. Bên cạnh đó, khi không ngủ đủ giấc, hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, làm giảm khả năng chống lại các virus, bao gồm virus cúm.
Hút thuốc
Người hút thuốc có nguy cơ mắc cúm cao hơn người không hút vì thói quen này có thể làm suy yếu khả năng chống lại virus của cơ thể.
Khi xem xét bên trong mũi và phổi, bạn sẽ thấy những sợi lông nhỏ gọi là lông chuyển (cilia) giúp loại bỏ virus và tác nhân gây bệnh. Theo các chuyên gia, hút thuốc làm giảm hoạt động của lông chuyển, khiến chúng yếu đi và không thể làm tốt nhiệm vụ của mình.
Ngoài ra, hút thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ mắc cúm mà còn khiến quá trình hồi phục từ cúm trở nên khó khăn hơn. Sau khi bỏ thuốc, những tổn thương này có thể phục hồi.
Uống rượu
Uống rượu mỗi ngày có thể tăng nguy cơ mắc cúm vì rượu làm suy yếu hệ miễn dịch. Nó làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột, từ đó giảm số lượng tế bào T, một phần quan trọng của hệ miễn dịch. Ngoài việc làm tăng khả năng mắc cúm, hệ miễn dịch yếu do rượu còn khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nghiêm trọng khác.
"Bác sĩ bảo, tin vui với tôi là... còn sống, tin buồn là mũi vỡ hết rồi, sập cả nang, cả trụ, lá mía chẳng còn gì. Tôi nhắm mắt lại, chẳng buồn nghĩ đến bất cứ thứ gì nữa"
Hồi ký "Hồng Sơn 'Công Chúa' - Quái kiệt sân cỏ trong màu áo lính" kể chuyện đời, chuyện nghề thăng trầm nhiều vinh quang nhưng cũng lắm thách thức của cầu thủ vàng làng bóng đá Việt Nam.