Từ bao đời nay, mâm ngũ quả được xem là lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết cổ truyền của các gia đình người Việt. Tùy theo mỗi vùng miền mà người dân sẽ có cách lựa chọn các loại trái cây khác nhau để bày mâm ngũ quả. Ảnh: Sandra.maika. |
Không giống với những nơi khác, các gia đình miền Nam thường bày biện mâm ngũ quả theo mong muốn "cầu sung vừa đủ xài" với hy vọng một năm mới sung túc, đủ đầy, tương ứng 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ảnh: Jennydung. |
Đối với người miền Nam, mâm ngũ quả ngày Tết luôn đại diện cho 5 yếu tố Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Đây được xem là 5 yếu tố đã cấu thành nên vũ trũ trong quan niệm của người Việt nói riêng và văn hóa Á Đông nói chung. Ảnh: Joeypnhu. |
Dù mỗi gia đình có một cách bày biện khác nhau, mâm ngũ quả ngày Tết của người dân miền Nam đều thể hiện chung một ý nghĩa đó là sự lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên và ước mong những điều tốt lành trong năm mới sắp tới. Ảnh: Kidbaby1. |
Nếu trong mâm ngũ quả của người miền Bắc, nải chuối xanh là thứ không thể thiếu thì người miền Nam lại kiêng kỵ. Họ cho rằng chuối có phát âm gần giống "chúi", có thể khiến gia chủ làm ăn không phát đạt hoặc dễ gặp nguy khó. Bên cạnh đó, mâm ngũ quả ở miền Nam cũng không thể thiếu quả dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh để cầu may mắn. Ảnh: Mademoiselle.phuong. |
Ngoài ra, một số loại quả như cam, quýt hoặc lê cũng ít xuất hiện trong mâm ngũ quả của người miền Nam. Người dân nơi đây quan niệm rằng quả cam, quả quýt thường dễ liên tưởng đến "quýt là cam chịu" còn quả lê thì lại đồng nghĩa với "lê lết". Ảnh: Sean.ndt. |