1. Trẻ bí mật hơn về việc sử dụng thiết bị điện tử: Không đứa trẻ nào muốn cha mẹ nhìn thấy tin nhắn riêng tư của chúng, nhưng nếu trẻ đột nhiên bí mật hơn về việc sử dụng thiết bị điện tử, đây có thể là dấu hiệu con bạn đang bị bắt nạt trên mạng. Không nhất thiết là giấu điện thoại, trẻ có thể có biểu hiện như tắt các trang web ngay khi thấy bố mẹ đi tới hoặc từ chối nói chuyện khi được hỏi làm gì trên máy tính. |
2. Trẻ liên tục kiểm tra thiết bị của mình: Trẻ có thể nghiện thiết bị điện tử, nhưng nếu chúng có biểu hiện không rời điện thoại, liên tục kiểm tra với thái độ lo lắng, ám ảnh, đó có thể là dấu hiệu cho thấy chúng đang bị nhắm mục tiêu. Dấu hiệu này cho thấy trẻ sợ bỏ lỡ tin nhắn, bình luận, đặc biệt là những tin nhắn mang tính tiêu cực hoặc đe dọa. Chúng luôn trong trạng thái lo lắng, không biết khi nào sẽ nhận được tin nhắn tiếp theo. |
3. Trẻ lo lắng hoặc trở nên thu mình: Bị bắt nạt trên mạng gây ra căng thẳng kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ. Con bạn có thể trở nên thu mình, ít giao tiếp, bị lo lắng, hoảng loạn sau khi lên mạng. Trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể rơi vào trạng thái trầm cảm, có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân và cuộc sống. |
4. Trẻ không muốn đi học: Việc trẻ không muốn đi học là một dấu hiệu đáng báo động, đặc biệt khi đi kèm với những thay đổi bất thường trong hành vi. Rất có thể, trẻ sợ gặp những người đã bắt nạt mình trên mạng ở trường. Chúng cảm thấy xấu hổ về những gì đã xảy ra và sợ bị bạn bè trêu chọc; hoặc không muốn đối mặt với tình huống bị bắt nạt và cảm thấy an toàn hơn khi ở nhà. |
5. Thay đổi về thể chất: Dấu hiệu này phổ biến ở trẻ em khi trải qua bất kỳ hình thức bắt nạt nào. Chúng có thể bị dạ dày, khó ngủ hoặc đau đầu. Đây có thể là triệu chứng của căng thẳng, lo lắng khi bị bắt nạt, đe dọa. Tùy thuộc vào mức độ căng thẳng và lo lắng, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng khác như tim đập nhanh, đổ mồ hôi, khó thở. |
6. Trẻ thay đổi thói quen hàng ngày: Nếu một đứa trẻ hòa đồng bỗng nhiên chỉ ru rú trong nhà, tránh các cuộc tụ tập bạn bè, cố tình xóa lịch sử duyệt web, tin nhắn hoặc các bài đăng trên mạng xã hội, rất có thể là một "báo động đỏ" mà phụ huynh cần để tâm. Ngoài ra, chúng cũng có thể thay đổi thói quen dùng thiết bị, dành nhiều thời gian trực tuyến hơn bình thường, hoặc không muốn sử dụng máy tính, điện thoại di động. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.