1. Đặt ra nhiều câu hỏi: Trẻ em có sự nhạy cảm cao thường đặt ra nhiều câu hỏi. Đôi khi, những câu hỏi có thể gây khó chịu và có thể mang tính cá nhân. Nhưng nói chung, những câu hỏi này mở mang thêm kiến thức cho cha mẹ và cũng mang lại suy nghĩ tích cực. |
2. Phản ứng theo cảm xúc: Trẻ nhạy cảm cao thường phản ứng theo cảm xúc với hầu hết mọi thứ. Chuyến thăm đơn giản đến cửa hàng thú cưng có thể khiến trẻ cảm thấy buồn vì những con vật ở đó. Một cái nhìn nghiêm khắc từ bạn cũng có thể khiến chúng bật khóc. Chúng cũng dễ dàng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của người xung quanh và có xu hướng muốn giúp đỡ. |
3. Dễ căng thẳng nếu thất bại: Nếu con bạn cực kỳ nhạy cảm, chúng sẽ đào sâu vào mọi thứ hơn những đứa trẻ cùng tuổi khác. Chúng dành nhiều thời gian để suy nghĩ về những thất bại đã qua và dằn vặt về sơ suất nhỏ của bản thân. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng và lo lắng ở trẻ. |
4. Khó đưa ra lựa chọn: Một đặc điểm phổ biến ở trẻ nhạy cảm là khó khăn khi đưa ra quyết định. Trẻ sẽ xem xét các chi tiết, nghĩ đến nhiều khả năng, vì vậy, chúng khó đưa ra lựa chọn. Ví dụ, nếu được yêu cầu chọn một vị kem, con bạn sẽ mất nhiều thời gian để quyết định. |
5. Yêu động vật: Những đứa trẻ nhạy cảm phát triển mối quan hệ đặc biệt với động vật mà ở đó, trẻ hoàn toàn tin tưởng chúng. Không chỉ tin tưởng, trẻ còn nhạy cảm với nhu cầu của động vật và chăm sóc chúng rất nhiều. |
6. Cảm thấy có lỗi: Nếu con bạn cảm thấy rằng chúng đã đưa ra một quyết định sai lầm, chúng có thể cảm thấy có lỗi. Chúng sẽ suy ngẫm trong một thời gian dài về những lý do. Dù cha mẹ nói gì hay làm gì, chúng vẫn không ngừng suy nghĩ về điều đó. |
7. Cư xử lịch sự và nhã nhặn: Những đứa trẻ nhạy cảm thường khá ngoan ngoãn và cư xử tốt. Do có tính đồng cảm, trẻ đối xử tốt, muốn mang lại điều phù hợp với mọi người. Ngược lại, trẻ cũng mong muốn được sống trong môi trường tương tự. |
8. Quan sát tốt: Trẻ nhạy cảm thường chú ý đến những chi tiết nhỏ nhặt mà người khác dễ bỏ qua. Chúng thường quan sát các đặc điểm, tính cách và câu chuyện của mọi người để hiểu về họ. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.