Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

7 thói quen xấu trẻ dễ 'lây' từ cha mẹ

Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái. Tuy nhiên, không phải bài học nào cha mẹ truyền đạt cho con cũng là điều tốt. Dưới đây là 7 thói quen xấu mà trẻ dễ bắt chước từ bố mẹ.

nuoi day con anh 1

1. Thiếu tự kỷ luật: Khi cha mẹ không nhất quán trong việc thiết lập quy tắc và thực hiện chúng, trẻ có xu hướng gặp khó khăn trong việc tự kỷ luật. Ví dụ, nếu cha mẹ thường xuyên hứa hẹn hoặc đặt ra kỳ vọng nhưng không thực hiện được, trẻ dễ học được rằng chúng có thể không cần thực hiện cam kết hoặc trách nhiệm của mình. Ảnh: Family Central.

nuoi day con anh 2

2. Trì hoãn: Trẻ thường quan sát và bắt chước thói quen của cha mẹ. Nếu cha mẹ thường xuyên trì hoãn hoặc không quản lý được thời gian, trẻ có thể áp dụng thói quen tương tự. Ví dụ, nếu bố mẹ thường xuyên trì hoãn việc nhà, trẻ có thể học theo và cũng trì hoãn việc làm bài tập hoặc chuẩn bị đồ dùng trước khi đến trường. Ngược lại, cha mẹ luôn đúng giờ và làm việc có trật tự sẽ làm gương cho con cái. Ảnh: Pexels.

nuoi day con anh 3

3. Thái độ tiêu cực: Nếu cha mẹ thường xuyên bày tỏ sự thất vọng, phàn nàn, hoặc có những suy nghĩ tiêu cực, trẻ sẽ dần hình thành những suy nghĩ và cảm xúc tương tự. Khi lớn lên trong một môi trường tiêu cực, trẻ sẽ cảm thấy không an toàn, lo lắng và bất an. Điều này khiến trẻ khó có thể phát triển cái nhìn tích cực về bản thân và cuộc sống. Ảnh: Word From The Bird.

nuoi day con anh 4

4. Ăn uống không lành mạnh: Nếu cha mẹ thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, uống nước ngọt, ít ăn rau..., trẻ sẽ dễ dàng bắt chước thói quen này và không quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh. Thay vào đó, cha mẹ nên ăn uống lành mạnh trước mặt con cái để làm gương, khuyến khích trẻ tham gia vào việc nấu ăn, chọn thực phẩm và giúp trẻ hiểu được việc bảo vệ sức khỏe. Ảnh: Word From The Bird.

nuoi day con anh 5

5. Bỏ bê hoạt động thể chất: Khi cha mẹ không bao giờ khuyến khích con đi chơi thể thao hoặc tham gia các câu lạc bộ, trẻ sẽ nghĩ rằng hoạt động thể chất không quan trọng. Nếu bố mẹ thường xuyên dành thời gian xem tivi, chơi game hoặc lướt mạng xã hội, trẻ cũng có xu hướng làm theo và ít có động lực để tham gia vào các hoạt động thể chất. Điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như béo phì, tim mạch và các bệnh mạn tính khác. Ảnh: Parenting Clan.

nuoi day con anh 6

6. Kỹ năng giao tiếp kém: Cách giao tiếp của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kỹ năng giao tiếp của con cái. Nếu cha mẹ không chú ý lắng nghe, sử dụng ngôn ngữ tiêu cực hoặc không dạy con cách giao tiếp hiệu quả, trẻ sẽ khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ xã hội và tự tin thể hiện bản thân. Ví dụ, khi cha mẹ cãi nhau với lời lẽ gay gắt, trẻ sẽ học được cách sử dụng từ ngữ tiêu cực để thể hiện cảm xúc của mình. Ảnh: Shutterstock.

nuoi day con anh 7

7. Sử dụng máy tính, điện thoại quá nhiều: Thời gian dành cho màn hình quá nhiều sẽ làm giảm thời gian tương tác giữa cha mẹ và con cái, ảnh hưởng đến sự phát triển về cảm xúc và xã hội của trẻ. Bên cạnh đó, nếu bố mẹ thường xuyên bận rộn với điện thoại, máy tính, trẻ có thể cảm thấy bị bỏ rơi và có xu hướng tìm đến các thiết bị điện tử như nguồn giải trí chính. Ảnh: Pexels.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

9 mẹo giúp trẻ hứng thú trong học tập

Cùng trẻ đọc sách từ nhỏ, biến việc học trở thành trải nghiệm thú vị, đặt câu hỏi mở... là một số cách giúp trẻ có hứng thú hơn với việc học, theo Daily Dad.

7 cach khen de khong lam hu tre hinh anh

7 cách khen để không làm hư trẻ

0

Không phải lời khen nào cũng mang lại hiệu quả như mong đợi. Nếu không khéo léo, lời khen của cha mẹ có thể gây tác dụng ngược, khiến trẻ trở nên ỷ lại hoặc tự cao, theo Psychology Today.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm