1. Phát triển không đồng đều: Con bạn thông minh nhưng gặp khó khăn với những việc đơn giản như buộc dây giày, quên đánh răng? Đây chỉ là một vài ví dụ về sự phát triển không đồng đều, nói cách khác là phát triển nhanh hơn ở một số lĩnh vực. Điều này rất phổ biến đối với trẻ em có tài năng đặc biệt. Một đứa trẻ 8 tuổi có khả năng toán học của một học sinh lớp 5, nhưng kỹ năng xã hội và sự điều chỉnh cảm xúc của chúng có thể thấp hơn nhiều. |
2. Nhạy cảm và sâu sắc: Các nhà khoa học thần kinh cho rằng trẻ em có năng khiếu sẽ có những phản ứng cảm xúc mãnh liệt hơn với thế giới xung quanh. Ví dụ, trẻ có thể gặp khó khăn khi thưởng thức các chương trình mà nhân vật bị tổn thương hoặc buồn bã. Nhiều trẻ cũng có ý thức cao hơn về công lý và có thể cảm thấy thất vọng, chán nản khi cảm thấy một tình huống nào đó là sai. Điều này xuất phát từ sự phát triển không đồng bộ, trẻ có thể chưa đủ kỹ năng để xử lý những cảm xúc lớn đó. |
3. Quan tâm đến nhiều chủ đề lớn: Trẻ em có năng khiếu thường có sự tò mò không thể thỏa mãn, đặc biệt là về các khía cạnh hiện sinh của cuộc sống. Chúng có thể quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề như cái chết, nghèo đói, biến đổi khí hậu và bất bình đẳng. Ngay cả một bộ phim hoặc cuốn sách dành cho trẻ em nhưng đề cập đến vấn đề bắt nạt cũng có thể khiến chúng đặt câu hỏi về bản chất của xã hội. |
4. Sở thích độc đáo hoặc trưởng thành: Khi một học sinh chơi chữ về chủ đề hóa học cao cấp hoặc nghiên cứu bản đồ giao thông công cộng của các thành phố lớn, cha mẹ có thể lo lắng con mình đang bỏ lỡ tuổi thơ hoặc không còn là trẻ con. Thực tế, chỉ đơn giản là trẻ hiểu rõ hơn về một chủ đề so với những người cùng tuổi. |
5. Thành tích học tập kém: Trẻ em có năng khiếu cần được kích thích trí não liên tục. Ở trường, chúng có thể cảm thấy nhàm chán vì học nhanh hơn các bạn cùng lớp. Khi trường học không đủ thử thách hoặc thú vị, trẻ có thể mất động lực. Mặc dù trẻ có thể học và làm việc dễ dàng bởi có khả năng tư duy và trí nhớ, nhưng trẻ không thấy mục đích và có thể ngừng cố gắng. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.