Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

8 thói quen không ngờ làm tăng đường huyết

Đường huyết đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và là yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tăng đường huyết là tình trạng nồng độ đường trong máu vượt ngưỡng an toàn. Ảnh: Freepik.

Trên India Times, các chuyên gia đưa ra 8 thói quen thường thấy ở nhiều người có thể làm tăng đường huyết.

Bỏ ăn sáng

Bữa sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), không ăn bữa sáng có thể làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.

Tắm nắng

Thật ngạc nhiên khi phơi nắng quá nhiều cũng có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên. Theo CDC, da bị cháy nắng khiến bạn đau đớn và căng thẳng, làm tăng lượng đường trong máu.

Uống cà phê

Cà phê là một trong những thức uống buổi sáng yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, cà phê không tốt cho sức khỏe đối với những người mắc bệnh tiểu đường, ngay cả khi không có chất tạo ngọt.

thoi quen tang duong huyet anh 1

Người mắc bệnh tiểu đường không nên uống cà phê. Ảnh: Themanual.

Theo CDC, đường huyết của một số người cực kỳ nhạy cảm với caffeine. Đây là lý do nên tránh dùng caffeine khi bạn có nguy cơ cao tăng lượng đường trong máu.

Ngủ không đủ giấc

Ngủ đủ giấc là điều cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh và tình thần minh mẫn. Theo CDC, thiếu ngủ dù chỉ một đêm cũng có thể khiến cơ thể bạn dùng insulin không hiệu quả.

Hiện tượng tăng đường huyết bình minh

Theo Mayo Clinic, hiện tượng tăng đường huyết bình minh là thuật ngữ chỉ tình trạng lượng đường trong máu tăng bất thường vào buổi sáng sớm (thường từ 2h đến 8h) ở những người mắc bệnh tiểu đường. Hiện tượng này xảy ra do cơ thể tạo ra glucose dự trữ để chuẩn bị cho ngày mới, đồng thời tiết ra một số hormone làm giảm độ nhạy cảm với insulin. Vì vậy, đường huyết những người mắc bệnh tiểu đường có thể bị tăng đột ngột trong khoảng thời gian này.

Sức khỏe răng miệng kém

Theo một bài báo trên tạp chí Hiệp hội Nha khoa Mỹ (JADA), bệnh nướu răng có thể làm tăng lượng đường trong máu. Viêm nha chu, tình trạng nghiêm trọng của bệnh nướu răng, có thể làm tăng đường huyết và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Mất nước

Cơ thể không đủ nước cũng có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao. Nước giúp ổn định và kiểm soát lượng đường trong máu. Vì vậy, mất nước có thể dẫn đến tăng đường huyết. Ngoài ra, lượng đường trong máu cao làm bạn đi tiểu thường xuyên hơn, khiến tình trạng mất nước trở nên trầm trọng hơn.

Chất ngọt nhân tạo

Mặc dù chất ngọt nhân tạo được cho là tốt hơn đường tinh luyện, chúng không phải sự lựa chọn phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường. Theo CDC, một số nghiên cứu đã chỉ ra tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo có thể tăng nồng độ đường huyết và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.

> Xem thêm: Sách cho cuộc sống vui khỏe

6 thói quen buổi sáng giúp giảm lượng đường trong máu

Cách bạn bắt đầu ngày mới có thể hưởng đến lượng đường trong máu. Tạo thói quen lành mạnh vào buổi sáng là cách tốt nhất để ổn định lượng đường huyết và duy trì nó cả ngày.

7 nguyên tắc người bệnh đái tháo đường cần nhớ khi ăn trái cây

Trái cây là nhóm thực phẩm cần thiết cho người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều bệnh nhân đái tháo đường mắc sai lầm khi ăn trái cây khiến đường huyết tăng cao

Minh Ngọc

Bạn có thể quan tâm