1. Trẻ dễ bị tổn thương: Trẻ em hướng nội, dễ lo lắng hoặc dễ bảo có nguy cơ bị bắt nạt nhiều hơn so với trẻ hướng ngoại và tự tin. Một số nhà nghiên cứu tin rằng trẻ em thiếu lòng tự trọng có thể thu hút những kẻ bắt nạt. Hơn nữa, trẻ em có xu hướng chiều lòng người khác cũng thường bị nhắm đến vì chúng dễ bị thao túng. Kẻ bắt nạt chọn những trẻ này vì chúng là mục tiêu dễ dàng và ít có khả năng chống trả. Hầu hết kẻ bắt nạt muốn cảm thấy mạnh mẽ, vì vậy, chúng thường chọn những trẻ yếu hơn mình. |
2. Bệnh tật hoặc khuyết tật: Trẻ em khuyết tật hoặc bị bệnh thường trở thành nạn nhân của bắt nạt. Khi điều này xảy ra, kẻ bắt nạt đang thể hiện sự thiếu đồng cảm hoặc đang cười cợt bất hạnh của người khác. Giáo viên và phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo trẻ em khuyết tật có nhóm hỗ trợ để chống lại bắt nạt. Thêm vào đó, việc học sinh lên án loại hình bắt nạt này cũng rất có hiệu quả. Nếu kẻ bắt nạt biết đây là hành vi cấm kỵ, chúng sẽ ít có khả năng thực hiện. |
3. Trẻ bị cô lập: Nhiều nạn nhân của bắt nạt thường có ít bạn bè hơn những trẻ không bị bắt nạt. Các em có thể bị bạn bè xa lánh, loại trừ khỏi các hoạt động tập thể và thậm chí phải ăn trưa, nghỉ giải lao một mình. Nghiên cứu cho thấy nếu một đứa trẻ có ít nhất một người bạn, nguy cơ bị bắt nạt của trẻ sẽ giảm đáng kể. Nếu không có bạn bè bên cạnh, những trẻ này dễ bị bắt nạt hơn vì kẻ bắt nạt không phải lo lắng về việc có ai đó đến giúp đỡ nạn nhân. |
4. Xu hướng tính dục khác biệt: Trẻ em thuộc cộng đồng LGBT thường xuyên phải đối mặt với bắt nạt. Thực tế, một số vụ bắt nạt tàn nhẫn nhất nhắm vào trẻ em vì xu hướng tính dục của chúng. Nếu không được kiểm soát, hành vi bắt nạt mang tính định kiến có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Do đó, việc xây dựng một mạng lưới hỗ trợ vững chắc cho học sinh LGBT là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho các em. |
5. Trẻ nổi tiếng: Đôi khi, kẻ bắt nạt nhắm đến những trẻ em nổi tiếng hoặc được yêu mến vì cảm thấy bị đe dọa bởi sự nổi bật của các em. Nhiều hành vi gây hấn trong quan hệ bạn bè liên quan đến việc cố gắng leo lên bậc thang "xã hội thu nhỏ" ở trường học. Trẻ em sẽ tung tin đồn thổi, chửi bới, thậm chí sử dụng chiêu trò bắt nạt qua mạng để hủy hoại danh tiếng của bạn bè. Khi nhắm vào những trẻ em nổi tiếng, kẻ bắt nạt muốn hạ thấp uy tín của nạn nhân và khiến các em trở nên ít được yêu mến hơn. |
7. Ngoại hình đặc biệt: Bất kỳ đặc điểm ngoại hình khác biệt hoặc độc đáo đều có thể thu hút sự chú ý của kẻ bắt nạt. Nạn nhân có thể thấp, cao, gầy hoặc béo phì. Các em có thể đeo kính, bị mụn trứng cá, mũi to hoặc tai nhô ra. Bất kể là đặc điểm gì, kẻ bắt nạt sẽ chọn một điểm yếu và biến nó thành mục tiêu công kích. Kiểu bắt nạt này thường gây tổn thương sâu sắc đến lòng tự trọng của trẻ em. Hầu hết kẻ bắt nạt nhắm vào những trẻ này vì cảm thấy thích thú khi chế giễu người khác. Chúng cũng có thể chỉ muốn cười cợt người khác để thỏa mãn bản thân. |
7. Học sinh giỏi: Nghe có vẻ khó tin nhưng học sinh giỏi giang có thể trở thành nạn nhân của bắt nạt. Nguyên nhân thường thấy là các em nhận được nhiều sự chú ý tích cực từ bạn bè và người lớn. Những kẻ bắt nạt nhắm vào các học sinh này vì cảm thấy thua kém hoặc lo lắng năng lực của mình bị lu mờ trước thành tích của đối tượng. Kết quả là chúng bắt nạt các bạn học giỏi với mong muốn khiến bạn cảm thấy tự ti và người khác nghi ngờ khả năng. |
8. Tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa khác nhau: Việc trẻ em bị bắt nạt vì tín ngưỡng tôn giáo không phải là hiếm gặp, bất kỳ học sinh nào cũng có thể trở thành nạn nhân của bắt nạt vì tín ngưỡng, bị chế giễu vì đức tin và các nghi lễ của mình. Bắt nạt dựa trên khác biệt về tín ngưỡng thường bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết và thiếu khoan dung đối với những niềm tin khác biệt. |
9. Khác biệt chủng tộc: Bắt nạt vì khác biệt chủng tộc vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Ví dụ, học sinh da trắng có thể chọn bắt nạt học sinh da đen hoặc ngược lại. Hiện tượng này xảy ra giữa các chủng tộc khác nhau. Không có chủng tộc nào là "miễn nhiễm" hoàn toàn với nạn bắt nạt, cũng như không có chủng tộc nào không có kẻ bắt nạt. Giống như bắt nạt vì tôn giáo, học sinh bị nhắm đến chỉ đơn giản vì họ khác biệt. |
Những đặc điểm trên có thể bị kẻ bắt nạt lợi dụng, nhưng chúng hoàn toàn không phải là khuyết điểm mà nạn nhân cần thay đổi. Hãy nhớ rằng, bắt nạt là hành vi sai trái của kẻ bắt nạt. Cha mẹ, thầy cô cần phải truyền đạt rõ ràng sự thật này cho trẻ. Các em cần được nhắc nhở rằng bản thân các em không sai và không đáng bị bắt nạt. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.