Với người Việt Nam, hương vị của những món ăn truyền thống như sợi dây kết nối nguồn cội, lưu giữ ký ức về văn hóa gia đình chẳng thể thay thế.
Không ngẫu nhiên nhà lý luận, triết gia người Pháp Roland Barthe nhận định ẩm thực định hình nên bản sắc con người, xã hội. Bởi đây là một phần quan trọng của văn hóa, là ngôn ngữ chuyển tải uyển chuyển vẻ đẹp riêng của mỗi vùng đất. Ẩm thực truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác, khắc sâu hương vị vào ký ức mỗi người.
Với người Việt, món ăn chứa đựng những câu chuyện đời sống, cũng như nền ẩm thực truyền thống phản ánh thói quen sinh hoạt của cộng đồng. Vốn là di sản được hình thành trong dòng chảy nghìn năm văn hiến, ẩm thực không đơn thuần là món ăn hay thức uống mà bao hàm cả văn hóa tinh thần, câu chuyện lịch sử của con người, vùng đất.
Việt Nam đa dạng thổ nhưỡng, vì thế mà nguyên liệu chế biến các món ăn cũng rất phong phú. Món ngon Việt Nam ít giống với bất kỳ món ăn Đông Phương nào bởi nét riêng ở cách nêm nếm gia vị, thành phần và phương pháp chế biến.
Món ăn ngon nhờ chú trọng hương vị nguyên bản của nguyên liệu. Đó là lý do món Việt thường ít dầu mỡ, lượng thịt vừa phải, rau củ quả kết hợp đa dạng. Cộng hưởng vào hương vị, món ăn còn giúp bổ trợ và nâng cao sức khỏe. Tận dụng vị thuốc từ cây cỏ thiên nhiên, người Việt chế biến đơn giản như luộc, xào, nướng để giữ được vị nguyên bản và các chất bổ dưỡng trong thực phẩm.
Sức hấp dẫn của nền ẩm thực còn đến từ sự mộc mạc, dung dị mà đậm đà bởi cách chế biến và văn hóa kế thừa - sáng tạo qua các thời kỳ.
Với niềm tin vạn vật phải giao hòa, sự hòa hợp ngũ hành là quan niệm phổ biến trong ẩm thực của các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Bát nước chấm phải đủ ngũ hành (5 vị) gồm mặn, đắng, chua, ngọt, cay. Ông cha ta còn áp dụng gia vị vào việc chế biến món ăn để chữa bệnh, như người cảm nắng thì phải ăn cháo hành, cảm lạnh thì phải ăn cháo gừng với lá tía tô...
Nhờ đặc trưng văn hóa vùng miền, Việt Nam có thể “chiêu đãi” khách quốc tế hàng chục bữa ngon mà không lo trùng món. Ở Bắc, Trung, Nam - mỗi miền lại có nét ẩm thực riêng, để người xa xứ thấy nhớ, khách thưởng thức một lần đã thương. Dù trong nhà, ngõ hẻm hay phố thị, chúng ta đều dễ dàng nhận ra sự giao thoa trong văn hóa vùng miền, cảm nhận rõ sự tinh tế, đậm đà của món ăn Việt.
Dạo bước khắp Việt Nam, du khách có thể nhận thấy sự biến chuyển trong khẩu vị cũng như cách chế biến món ăn. Ở thủ đô, người dân có thể ăn trưa với bún chả cùng vài lát thịt ba chỉ nướng, trong khi người TP.HCM ăn bánh xèo cuốn rau, chấm nước mắm chua ngọt. Nơi cố đô Huế, bún bò là món ăn sáng được yêu thích còn tại Hội An, không ai có thể từ chối một tô mì cao lầu cho bữa điểm tâm.
Từ cách nấu ăn đơn giản tại nhà đến các món ăn đường phố, món nào cũng mang theo “quốc hồn quốc túy” trong văn hóa ẩm thực. Bởi sự đa dạng, sôi động trong văn hóa ẩm thực, World Travel Awards đã trao danh hiệu “Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á” cho Việt Nam năm 2019.
Còn với du khách, những món ăn có nghệ thuật chế biến tinh tế luôn để lại dấu ấn trong ký ức, như Euronews giải thích “nếm thử ẩm thực quốc gia và các món ăn đặc sản là cách thú vị để khám phá những nền văn hóa khác nhau”. Khi dừng chân tại Việt Nam, họ có dịp bóc tách kho tàng ẩm thực phong phú. Dần dần, phở Việt, bánh mì, nem, nước mắm, mỳ, cà phê, bún chả, gỏi, bánh tráng, bánh cuốn… có mặt ở bất cứ đâu người Việt đặt chân, được du khách tái hiện từ trong ký ức, góp phần lan tỏa văn hóa và hình ảnh đất nước đến năm châu.
Đó cũng là lý do những người con xa xứ, dù đi đến đâu, cũng hướng về mâm cơm Việt, những phong tục trên bàn ăn gia đình. “Đối phó” với nỗi nhớ nhà, chẳng có bữa cơm nào thiếu vắng món ngon truyền thống, khi thì dĩa rau luộc, dưa cà, khi là nồi thịt kho đậm vị.
Các nhà hàng Việt trên thế giới khá nhiều nhưng đa phần đều không còn vị thuần Việt. Dẫu vậy, vẫn có một thứ gọi là vị quê hương trong những món ăn được làm vội nơi xứ người.
Để “đóng gói” được một tô phở, bát hủ tiếu mà vẫn giữ hương vị ngon chuẩn Việt, giúp những người con xa xứ gói ghém một phần quê hương, VIFON bắt tay vào hành trình “công nghiệp hóa món ăn truyền thống”. Bền bỉ hơn 58 năm, doanh nghiệp góp phần lan tỏa văn hóa ẩm thực Việt bằng cách gói ghém những món ăn “quốc hồn quốc túy” của Việt Nam dưới dạng thực phẩm ăn liền, dễ sử dụng và quảng bá.
Hành trình ấy bắt đầu từ thập niên 90 của thế kỷ trước, khi những người đứng đầu doanh nghiệp đối mặt quyết định đưa phở Việt đến mọi nhà, qua sản phẩm đóng gói tiện lợi. Để giữ được hương vị tô phở nguyên bản, các chuyên gia VIFON đã tinh tuyển nguyên liệu từ những hạt gạo ngon, nghiên cứu phương pháp tinh chế tỉ mỉ nước dùng từ xương hầm, quế hồi, thảo quả… để giữ trọn hương thơm nồng nàn, kích thích vị giác.
Và để xứng với nguyên liệu tinh tuyển, VIFON quyết định loại bỏ phẩm màu tổng hợp trên toàn bộ sản phẩm, đảm bảo từng tô phở không chỉ giữ được vị nguyên bản mà còn an toàn với sức khỏe.
Đến năm 1996, phở tím VIFON ra đời, chính thức viết nên câu chuyện thương hiệu có tuổi đời hơn 2 thập kỷ, chinh phục hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Thời điểm đó, VIFON cũng trở thành một trong những công ty đầu tiên sản xuất phở gói, đặt nền móng cho “công nghiệp hóa món ăn truyền thống” của Việt Nam.
Không dừng lại ở phở, các món ăn mang đậm tinh hoa ẩm thực ba miền như bún bò Huế, bánh đa cua, bún tôm, bún giò heo… mang thương hiệu VIFON - dưới dạng sản phẩm đóng gói tiện lợi - cũng lần lượt xuất hiện trên bàn ăn của các gia đình từ Bắc chí Nam, từ biên giới đến hải đảo, gói ghém trong balo của người Việt xa xứ.
Trong câu chuyện nâng cao giá trị Việt, mang tinh túy ẩm thực vươn xa, thương hiệu ghi điểm với người tiêu dùng nhờ sự đầu tư và tâm huyết. Phá vỡ những định kiến về dinh dưỡng của sản phẩm ăn liền, năm 2003, VIFON đánh dấu bước đột phá mới bằng dòng sản phẩm Hoàng Gia cao cấp với gói thịt thật, giàu dinh dưỡng. Từng bước, doanh nghiệp cải tiến công nghệ chế biến hiện đại, không ngừng nghiên cứu để đưa đến tay người dùng những sản phẩm ăn liền với chất lượng và dinh dưỡng tối ưu.
“Từ xưa đến nay, vì sức khỏe người tiêu dùng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, thực hiện trách nhiệm xã hội là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của chúng tôi. VIFON cam kết không sử dụng phẩm màu tổng hợp, đảm bảo chất lượng sản phẩm từ công đoạn chọn lựa nguyên liệu đến chế biến”, đại diện nhãn hàng cho biết.
Nhờ nỗ lực cải tiến, nâng cao chất lượng, các sản phẩm VIFON gắn bó với người tiêu dùng Việt Nam nhiều năm qua và đươc bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao suốt 25 năm liền. Không chỉ chinh phục người dùng nội địa, danh mục sản phẩm đa dạng của thương hiệu này còn được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia, trong đó có các thị trường khắt khe như Mỹ, các nước Liên minh châu Âu, trở thành một trong những thương hiệu được ưa thích nhất tại Hungary, Ba Lan, Slovakia, Cuba…
Sản phẩm VIFON được vinh danh bằng các giải thưởng danh giá trên thế giới như giải Nguyệt Quế, IUFoST… Năm 2018, doanh nghiệp xác lập kỷ lục Tô phở bò ăn liền lớn nhất thế giới, góp phần quảng bá món ăn “quốc dân” của Việt Nam đến khách du lịch toàn cầu.
“Phở ăn liền được xem là nền tảng để VIFON đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ gạo, tạo nên nét riêng biệt trên thị trường. Trong 5 năm qua, chúng tôi xuất khẩu 1 tỷ sản phẩm ‘made in Vietnam’, trong đó có hơn 50% là các sản phẩm chế biến từ hạt gạo Việt Nam”, đại diện nhãn hàng chia sẻ.
Chặng đường gần 6 thập kỷ của VIFON không chỉ hiện thực hóa mục tiêu “công nghiệp hóa món ăn truyền thống” mà còn vun đắp niềm tin của người tiêu dùng cả trong và ngoài nước, tạo vị thế riêng cho món ăn “made in Vietnam” trên toàn cầu.
Bình luận