Nhiều người cho rằng cà rốt và bí đỏ chứa nhiều vitamin A nên giúp trẻ sáng mắt. Xin hỏi bác sĩ điều này có chính xác không?
ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng
Vitamin A thường tồn tại dưới 3 dạng gồm retinal, retinol và axit retinoic, đây là dạng hoạt động hay gọi là dạng "thật" của vitamin A.
Các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như cà rốt, bí đỏ, đu đủ, gấc hay cà chua không chứa vitamin A. Thay vào đó, chúng chứa một hợp chất gọi là dẫn xuất carotene như alpha-carotene, beta-carotene… Trong đó, beta-carotene được xem là hợp chất có tỷ lệ cao nhất trong việc chuyển đổi thành vitamin A.
Tuy nhiên, trên thực tế, các carotene không chỉ tạo ra vitamin A mà bản chất của nó là chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa và bảo vệ tế bào. Vai trò chuyển hóa thành vitamin A chỉ là một phần vai trò của hợp chất carotene.
Loại vitamin này thực chất xuất hiện trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhiều nhất là các loại gan động vật (như gan heo), thịt bò, thịt gà, cá có dầu, phô mai, trứng, sữa và sữa chua. Đặc biệt, ăn gan một đến 2 lần/tháng có thể cung cấp đầy đủ vitamin A.
Ngoài ra, mọi người cần nhận thức rõ vitamin A chỉ góp một phần trong vai trò thị lực. Ngày nay, khi nhắc tới nó, chúng ta thường đề cập đến miễn dịch, nuôi dưỡng niêm mạc và hoạt động bình thường của nhiều cơ quan khác.
Vì vậy, các phụ huynh hãy cho trẻ ăn đa dạng các loại rau, củ, quả và không nên chỉ tập trung ăn nhiều cà rốt, bí đỏ hay đu đủ để lấy vitamin A.
40 thói quen xấu cần vứt bỏ là cuốn sách bàn về những thói quen tưởng chừng rất nhỏ trong cuộc sống hàng ngày nhưng lại ảnh hưởng đến sự thành bại trong cuộc đời mỗi người. Với lối viết súc tích, cách phân tích mạch lạc, tác giả Tokio Godo mang đến người đọc những bài học bổ ích và thiết thực. Gấp cuốn sách lại, chắc hẳn mỗi người sẽ tự xem xét các thói quen xấu của bản thân để tập vứt bỏ hàng ngày.