Đậu cũng chứa nhiều protein và chất xơ, khiến chúng trở thành thực phẩm nên ăn hàng ngày để đạt hiệu quả tối đa. Ảnh: Phương Lê. |
Theo Timesnow, đậu que là loại thực phẩm có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn nhiều so với các loại thực phẩm khác. Vì vậy, nó nên được đưa vào chế độ ăn hàng ngày.
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân tiểu đường ăn rau xanh hàng ngày, đặc biệt là đậu que.
Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, đậu que có chỉ số đường huyết thấp và có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn nhiều loại thực phẩm khác. Đậu cũng chứa nhiều protein và chất xơ, khiến chúng trở thành thực phẩm nên ăn hàng ngày để đạt hiệu quả tối đa.
Lợi ích của đậu đối với bệnh tiểu đường
Theo nghiên cứu đã được xuất bản trên Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ, lượng đường trong máu của người lớn mắc bệnh tiểu đường type II khi ăn đậu thì không nhận thấy bất kỳ sự tăng đột biến lượng đường trong máu nhanh chóng.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, mức đường huyết thấp hơn đáng kể đối với món đậu ngay cả sau 90, 120 và 150 phút.
Đậu là loại thực phẩm phổ biến trên thế giới, các nhà nghiên cứu tin rằng phát hiện này có thể giúp những người bệnh tiểu đường type II có thể tuân thủ chế độ ăn giúp họ kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.
Đậu làm giảm lượng đường trong máu như thế nào?
Theo các bác sĩ, đậu là một thực phẩm bổ sung tốt nhất cho chế độ ăn uống của những người có lượng đường trong máu cao vì hàm lượng protein cao. Chúng không có bất kỳ chất béo bão hòa nào và rất nhiều chất xơ khiến nó trở thành một trong những thực phẩm lành mạnh nhất.
Đậu que có chỉ số đường huyết thấp và có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn nhiều loại thực phẩm khác. Ảnh: Phương Lê. |
Ngoài ra, đậu có hàm lượng protein và chất xơ cao hơn nhiều so với các loại thực phẩm giàu tinh bột khác như gạo và khoai tây.
Đậu cung cấp chất xơ hòa tan đáng kể, nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột, giảm đáng kể tình trạng kháng insulin.
Nên tiêu thụ bao nhiêu đậu trong một ngày?
Theo các bác sĩ, ngoài việc dùng chúng như một món ăn chính để ăn kèm với cơm, đậu rất đa dạng có thể làm một món ăn phụ tuyệt vời.
Đậu có thể được thêm vào món salad, súp hoặc thịt hầm. Nhiều bác sĩ khuyên nên kết hợp đậu với tỏi, gừng để có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận về việc thêm quá nhiều muối hoặc nấu với các món ăn không chay, vì hầu hết người mắc bệnh tiểu đường đều mắc các bệnh về tim.
Theo các bác sĩ, những người bị bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến biến chứng và đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, các bác sĩ khuyên nên thay đổi lối sống và thói quen ăn uống.
Chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường đóng một vai trò trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường và chế độ ăn lý tưởng cho bệnh tiểu đường bao gồm sự cân bằng lành mạnh của thực phẩm giàu chất xơ, carbs và protein.
Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.