Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

'Bạch nguyệt quang' là ai mà gây thương nhớ?

Thuật ngữ Hán Việt bất ngờ thịnh hành gần đây, được Gen Z sử dụng để ví von về chuyện tình cảm cá nhân.

"Bạch nguyệt quang" là thuật ngữ Hán Việt, mang ý nghĩa "ánh trăng sáng". Cụm từ này bắt nguồn từ tiểu thuyết ngắn Hoa hồng đỏ và hoa hồng trắng (1944) của nhà văn Zhang Ailing, theo bách khoa toàn thư trực tuyến Trung Quốc Baidu Baike.

Tựa như ánh trăng gần ngay trước mắt nhưng lại xa vời không thể chạm tới, "bạch nguyệt quang" được dùng để ẩn dụ về mối tình đầu thơ ngây, thuần khiết hoặc một tình yêu trong trẻo còn dang dở. Cách ví von này được sử dụng nhiều trong văn học và phim ảnh xứ tỷ dân.

Gần đây, "bạch nguyệt quang" trở nên thịnh hành hơn tại Việt Nam, được giới trẻ sử dụng trên mạng xã hội với nhiều sắc thái ý nghĩa khác nhau. Không chỉ là hình ảnh ẩn dụ về mối tình dang dở, "bạch nguyệt quang" còn được một số người dùng để gọi thần tượng. Cách gọi này thể hiện sự ngưỡng mộ và tình cảm sâu sắc từ xa giữa fan và idol, tựa như ngắm trăng.

Cụm từ này cũng được dùng để miêu tả phong cách trang điểm trong trẻo, tự nhiên, toát lên vẻ đẹp thuần khiết. Vốn dĩ, ở một số trường hợp, "bạch nguyệt quang" còn gợi nhắc tới một hình tượng đẹp đẽ và trong trẻo. Cũng từ đây, một số người dùng thuật ngữ Hán Việt này để mô tả chính mình.

Đi kèm với "bạch nguyệt quang" là những cuộc tranh luận xoay quanh hình tượng đẹp đẽ và lãng mạn này. Trong khi một số ý kiến cho rằng "bạch nguyệt quang" chỉ đơn thuần là quá khứ, kỷ niệm đẹp của cá nhân, một số khác lại khẳng định việc giữ hình bóng của "bạch nguyệt quang" trong lòng ắt sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ lãng mạn hiện tại. Việc yêu một người luôn hoài niệm về tình cũ cũng là "red flag" (cờ đỏ) trong mối quan hệ.

Đi cùng với "bạch nguyệt quang" còn có "nốt chu sa", nghĩa là "nốt ruồi son". Cùng nói về tình yêu, nhưng thuật ngữ Hán Việt này lại dùng để chỉ mối tình dằn vặt, sâu đậm đến mức khó quên, như một vết tích trên cơ thể.


Thế hệ 'bông tuyết' là gì?

Trên mạng xã hội, người trẻ, đặc biệt là Gen Z, thường bị gán mác "bông tuyết" do bị cho là quá nhạy cảm và dễ tổn thương.

Tuổi 17, sức khỏe tinh thần của mình tuột dốc trầm trọng

"Năm 17 tuổi đó, đã không có ai nói với mình rằng, không sao cả, bạn không phải là một người tồi tệ, việc vừa yêu, vừa ghét cha mẹ là một phần bài học của cuộc sống, rằng đó chỉ là cảm xúc của một con người thôi" là một đoạn trích trong cuốn Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều của tác giả Nguyễn Đoàn Minh Thư.

Sách là hành trình khám phá thế giới nội tâm của một người trẻ, đầy hỗn loạn của những suy nghĩ trăn trở, những dằn vặt, những cuộc chiến nội tâm, những cảm xúc vừa phức tạp cũng vừa rất đỗi con người.

Như Phương

Bạn có thể quan tâm