Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Thế hệ 'bông tuyết' là gì?

Trên mạng xã hội, người trẻ, đặc biệt là Gen Z, thường bị gán mác "bông tuyết" do bị cho là quá nhạy cảm và dễ tổn thương.

Cuối tháng 8, một sinh viên ngành Minh họa của trường Cao đẳng FPT Polytechnic (TP.HCM) phản ứng khi bị giảng viên chấm 0 điểm và nhận xét trong nhóm chat lớp học. Sự việc thu hút chú ý trên mạng xã hội, trong đó nhiều bình luận cho rằng sinh viên này là một "bông tuyết".

Thế nhưng, ở trường hợp này, "bông tuyết" không phải tinh thể băng với vẻ đẹp tinh khiết và mong manh, mà còn mang một nghĩa lóng hoàn toàn khác, xuất phát từ một từ lóng nước ngoài.

"Bông tuyết" là "snowflake" trong tiếng Anh. Theo từ điển Merriam-Webster, từ lóng "snowflake" có thể bắt nguồn từ cuốn tiểu thuyết Fight Club (1996) của Chuck Palahniuk. Thuật ngữ này dùng để chỉ những người được cho là quá nhạy cảm và dễ tổn thương.

Tuy nhiên, phải đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, thuật ngữ này mới thực sự bùng nổ khi phe cánh hữu đã sử dụng từ "bông tuyết" để công kích phe cánh tả. Sự phổ biến của "bông tuyết" đã biến thuật ngữ này trở thành nằm trong danh sách từ ngữ nổi bật nhất năm 2016 của Từ điển tiếng Anh Collins, sau đó được thêm vào Từ điển Oxford năm 2018.

Khi du nhập vào Việt Nam, từ lóng được giữ nguyên ngữ nghĩa và khá phổ biến trên mạng xã hội. Trong đó, thế hệ trẻ, đặc biệt Gen Z, bị gán mác "bông tuyết" nhiều nhất.

Một số ý kiến cho rằng việc được gia đình bảo bọc quá mức khiến người trẻ trở nên yếu đuối, mong manh hơn hoặc trở nên quá nhạy cảm trước những lời phê bình, góp ý.

Tuy nhiên, việc gán mác "bông tuyết" cho cả một thế hệ gây ra nhiều tranh cãi. Những ý kiến phản đối cho rằng đây là một định kiến tiêu cực, thiếu công bằng, đánh đồng tất cả người trẻ và bỏ qua những nỗ lực không ngừng của họ trong hành trình trưởng thành.

'Sự phẫn nội của người lửa' là gì?

Sản phẩm đồ họa "người lửa" của một sinh viên ở TP.HCM bất ngờ trở thành trào lưu của mạng xã hội dù nhận về nhiều chỉ trích.

Gen Z giúp đẩy doanh số của tiểu thuyết lãng mạn

Cách đây một thập kỷ, nhóm đọc tác phẩm lãng mạn nhiều nhất là phụ nữ 35-54 tuổi. Nhưng trong vài năm qua, độ tuổi đã được mở rộng và trẻ hóa xuống thế hệ Gen Z. Sự thành công của các tác phẩm lãng mạn trong việc chinh phục độc giả này còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi những cộng đồng yêu sách trên mạng xã hội.

Như Phương

Bạn có thể quan tâm