"Búp măng non" là phần non mới nhú lên của cây măng, loại thực phẩm quen thuộc trong ẩm thực Việt.
Năm 1958, nhạc sĩ Mộng Lân đã đưa hình ảnh "búp măng non" vào bài hát thiếu nhi kinh điển Em là mầm non của Đảng, với câu hát "Em là búp măng non, em lớn lên trong mùa cách mạng". Từ đó, "búp măng non" thường được dùng để gọi thiếu nhi.
Đến nay, "búp măng non" không chỉ là hình ảnh trong thơ ca hay ẩm thực, mà còn trở nên phổ biến trên mạng xã hội. Từ tháng 5, hàng loạt video ngắn hài hước về các "búp măng non" gây sốt mạng xã hội, ghi lại cảnh nghịch ngợm của trẻ thơ dịp nghỉ hè.
Không nằm ngoài xu hướng, người trẻ cũng tham gia vào trào lưu, tự gọi mình hoặc những người trẻ khác là "búp măng non". Một số khác còn dùng cụm từ này để bày tỏ tình yêu thương với thú cưng, coi chúng như "em bé" trong nhà.
Cũng từ "búp măng non", thuật ngữ "búp măng già" được ra đời. Đây là cách gọi hài hước, dùng để chỉ các bậc phụ huynh hoặc những người lớn tuổi nói chung.
Nhân dịp hè, nhiều người trẻ trở về nhà và chia sẻ khoảnh khắc bên ba mẹ và gia đình, đi kèm với dòng trạng thái dí dỏm, như "khi những búp măng non về quậy những búp măng già".
Gen Z quan tâm đến thế giới nội tâm nhiều hơn trước
Nguyễn Đoàn Minh Thư, tác giả của cuốn sách Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều là một người trẻ, một Gen Z sinh năm 2000. Cô tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Tâm lý tại Đại học East Anglia và hiện làm thực tập sinh tư vấn tâm lý cho Bộ Y tế Anh (National Health Service). Minh Thư cho biết câu chuyện được viết từ chính trải nghiệm của cô và nhấn mạnh mỗi người chỉ có thể cảm thấy hạnh phúc và bình yên khi hiểu chính mình.