Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bán xe đạp để xoay tiền đi học

Ngoài chiếc xe đạp, bộ máy vi tính cũng được bán nốt để cậu học trò người dân tộc Khmer Sơn Quốc Hào (ấp Tân Quy A, xã Tân Hưng, huyện Long Phú, Sóc Trăng) mua đàn heo và bầy vịt.

Hào tính toán chăm đàn heo và bầy vịt để kiếm tiền đóng học phí.

Gần trưa, bên bờ sông Tân Hưng đã gay gắt nắng, Hào đang quét dọn lại chuồng rồi tắm cho mấy chú heo con. Mỗi lần tắm heo, Hào lên xuống bờ sông xách nước cả chục bận.

Sơn Quốc Hào nuôi heo với hi vọng có tiền để sang năm theo đuổi việc học. Ảnh: Thùy Trang.
Sơn Quốc Hào nuôi heo với hi vọng có tiền để sang năm theo đuổi việc học.

9X sợ bị fan ghét bỏ khi diễn cùng Sơn Tùng M-TP

Đó là những chia sẻ rất thật từ Huỳnh Hồng Loan - cô gái tham gia đóng vai nữ chính trong MV "Âm thầm bên em" của nam ca sĩ gốc Thái Bình.

“Vì vốn em đã đầu tư vào bầy heo, vịt hết rồi, không mua máy bơm được. Vả lại lên xuống lấy nước cũng như tập thể dục” - Hào cười nói.

Cho đàn heo ăn xong, quay ra Hào lại xắt rong cho đàn vịt, mồ hôi đẫm trán nhưng vẫn luôn tay luôn chân không ngơi cho kịp công việc để chiều Hào lại đi xịt thuốc, bón phân thuê cho người khác... Hào kể là tay ngang vô chăn nuôi nên nhiều lúc phải vất vả học hỏi kinh nghiệm của mấy cô, mấy bác trong xóm chỉ dạy.

Năm lên lớp 9, vụ mùa thất bát liên tiếp, gia đình Hào lâm vào cảnh kiệt quệ thì cũng là lúc mẹ Hào trở bệnh nặng. Đất vườn bán hết vừa trả nợ, vừa lo trị bệnh cho mẹ. Căn nhà của ông bà để lại cũng bị cầm cố trong ngân hàng đến nay chưa trả được. Ba Hào phải tất bật làm thuê kiếm tiền nên việc chăm sóc mẹ đều do một tay Hào lo.

Nhớ mỗi lần vào bệnh viện, mẹ lại đuổi về bắt học bài, có lúc mẹ lên cơn suyễn nặng quá thều thào cố nói với anh em Hào ráng học. Lúc đó, Hào quyết chí sẽ học làm bác sĩ với lý do chỉ để chữa bệnh cho mẹ.

“Lớn hơn một chút em ý thức được rằng nghề này là nghề em yêu thích nhất và phải theo đuổi đến cùng” - Hào chia sẻ.

“Hào là bạn học cùng lớp của con tôi, thấy cháu học giỏi lại vượt khó nên tôi tạo điều kiện cho cháu làm ăn đàng hoàng. Tôi cũng nói chừng nào học thành tài rồi hẵng trả tiền cũng được” - bà Trần Ngọc Vui (chủ tiệm thức ăn gia súc Huỳnh Vàng, ấp Tân Quy A) nói.

Cô Nguyễn Ngọc Vân Tâm, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A5 của Hào, kể nhà cách xa 12 km nhưng ngày nào em cũng đạp xe đi và về chứ không ở ký túc xá vì sợ tốn tiền, ba năm phổ thông em đều đứng nhất khối.

Tính chuyện bảo lưu

Kỳ thi ĐH vừa rồi Hào đạt 27,75 điểm (chưa tính điểm ưu tiên) và bắt đầu lên sẵn kế hoạch 10 năm theo học bác sĩ của mình. Nếu có giấy báo nhập học, Hào sẽ bảo lưu kết quả một năm để đi làm kiếm tiền đóng học phí.

Không thể vay tiền ngân hàng vì căn nhà đã cầm cố, Hào nhẩm tính nếu chăm chỉ vừa chăn nuôi heo, một năm sẽ được ba đến bốn lứa, vừa đi làm thuê sẽ có tiền đóng học phí hai năm đầu tiên, lên thành phố thì vừa học vừa làm để trang trải những khoản khác.

Những cha mẹ phụ hồ, cửu vạn có con học giỏi

Họ là những người cha người mẹ nghèo khó, học hành không đến đâu, nhưng họ sẵn sàng ăn cơm nắm, ở ống cống, bơm xe hay làm cửu vạn để có tiền nuôi con ăn học nên người.

http://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/20150827/ban-xe-dap-de-xoay-tien-di-hoc/959193.html

Theo Thùy Trang/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm